Biếu tết nội - ngoại: Đòi công bằng, chồng đuổi vợ ra khỏi nhà

Huy định biếu tết bố mẹ đẻ cả chục triệu, trong khi bố mẹ tôi anh nói, chỉ cần giỏ quà và 2 triệu đồng là được.

Tôi sinh ra ở một tỉnh miền núi, xuống Hà Nội học đại học thì yêu và quen Huy – chồng tôi bây giờ. Huy hơn tôi gần chục tuổi, anh cũng là dân tỉnh lẻ ở quê ra Hà Nội học tập rồi ở lại làm việc luôn. Thú thực, lúc nhận lời yêu anh, tôi cũng có chút áy náy, tôi sợ chênh lệch tuổi tác nhiều dễ gây ra những khoảng cách giữa chúng tôi. Nhưng rồi lúc yêu rồi, lý trí không thắng nổi tình cảm nên tôi cũng không nghĩ ngợi gì nhiều nữa.
Bieu tet noi - ngoai: Doi cong bang, chong duoi vo ra khoi nha
Ảnh minh họa.
Ra trường một thời gian, tôi xin được việc trong một công ty tư thì Huy giục giã tôi cưới xin, bởi lúc đó anh đã hơn 30, không còn trẻ nữa. Mấy năm yêu Huy tôi biết tính anh khá gia trưởng, lại có phần nghe lời bố mẹ. Bạn bè tôi nói, lấy chồng như thế sợ khổ, nhưng kết quả là tôi vẫn gật đầu cưới anh.
Cưới nhau xong, chúng tôi thuê một căn hộ trong khu tập thể. Tuy nhà hơi cũ nhưng được cái sạch sẽ, rộng rãi, trước mắt như thế là ổn. Về ở với nhau, nhiều khi Huy cũng khiến tôi giận vì tính bảo thủ và cứng nhắc của anh. Không những thế, Huy còn nhất nhất nghe lời mẹ. Hơn 30 tuổi, vợ con rồi mà ngày nào cũng gọi điện về cho mẹ, mở miệng ra là “mẹ anh nói”, “mẹ anh bảo”. Nói chung, với anh, bố mẹ là nhất, mẹ anh nói gì cũng đều đúng hết. Tôi không có cửa tham gia.
Vợ chồng tôi mới cưới, tuy thu nhập không quá cao nhưng cũng không đến nỗi khó khăn, chính vì thế mấy hôm nay gần tết, cả 2 vợ chồng đều suy nghĩ xem sẽ biết quà tết cho bố mẹ 2 bên như nào.
Huy nói với tôi, bố mẹ anh làm nông cả đời vất vả, bây giờ anh đã xây dựng gia đình, muốn nhân cơ hội này báo đáp bố mẹ. Anh nói, muốn mua cho bố mẹ cái tủ lạnh, kèm ít bánh kẹo và 5 triệu tiền mặt. Tôi toát mồ hôi, thể thì bỏ rẻ ra cũng mất hơn chục triệu rồi, tôi không tiếc bố mẹ chồng, nhưng như thế e hơi quá, dù sao chúng tôi cũng cần tích lũy cho sau này.
Tôi hỏi chồng, vậy ông bà ngoại biếu gì. Huy đáp: “Bố mẹ em có mẹ là giáo viên rồi, kinh tế cũng khá, anh nghĩ chỉ cần giỏ quà và mừng tuổi bố mẹ mỗi người 1 triệu là được”. Tất nhiên tôi không đồng ý, làm gì có chuyện vô lý như thế được. Bố mẹ nào cũng như nhau, tại sao lại phân biệt chênh lệch nhiều như vậy được. Tôi nhất quyết không đồng ý, tôi nói với Huy, 1 là 2 gia đình cùng biếu quà ngang nhau giống nhà anh, 2 là giống nhà tôi, tôi không chấp nhận anh làm thế với bố mẹ tôi. Lời qua tiếng lại một hồi, Huy đùng đùng nổi giận, anh mắng tôi là đồ tham lam. Huy đá thúng đụng nia, đập phá rồi chỉ thẳng tay vào mặt tôi nói lớn: “Cô đúng là đồ tham lam, ích kỷ. Thật không ngờ tôi lại lấy phải một người vợ như cô. Cô không biết thông cảm cho bố mẹ chồng, chỉ sợ bản thân thiệt thòi. Cô cút ngay cho khuất mắt tôi”.
Tôi nghe Huy mắng sa sả mà nước mắt ứa ra đắng ngắt. Thật không ngờ, anh lại có thể đối xử với tôi như thế, anh không hề coi trọng bố mẹ tôi mà chỉ biết đến bản thân, gia đình anh mà thôi. Tết nhất đến nới rồi, vì chuyện này mà vợ chồng bất hòa, cãi vã, tôi thật không muốn chút nào. Tôi nên làm gì bây giờ để thay đổi chồng đây?

Hận người yêu lấy vợ mới, tôi phá tung đám cưới

Hôm người yêu lấy vợ, tôi ăn mặc thật đẹp trang điểm xinh xắn, tay ôm một bọc quà to đi dự lễ cưới người yêu dù không được mời. 

Tôi và anh yêu nhau hơn 1 năm thì quyết định đi tới hôn nhân. Vì hai nhà cách xa nhau tới 300 km nên bố mẹ anh xin kết hợp chuyện tới thăm nhà đồng thời cũng xin phép bàn tới lễ cưới của chúng tôi luôn. Hai bên gia đình dự định đám cưới sẽ diễn ra khoảng 4 tháng sau.

Thời gian đó anh không làm cạnh chỗ tôi nữa mà chuyển về quê làm. Hai đứa bọn tôi đã tính sau khi cưới thì về hết khu công nghiệp gần nhà anh để làm cho thuận lợi. Sau này sinh con thì bố mẹ anh sẽ chăm giúp chứ đi làm thuê trọ trên thành phố thì sẽ không ông bà nào lên chăm cho được.

Tôi hoàn toàn tin tưởng chồng sắp cưới với kế hoạch mà anh đã hoạch định sẵn. Khi chỉ còn 2 tháng nữa là đám cưới diễn ra, anh lên thành phố chụp ảnh cưới và đêm đó anh đã ở lại cùng tôi. 1 tháng sau tôi biết tin mình có bầu, tôi định gọi điện về cho người yêu báo tin vui nhưng không ngờ đúng ngày hôm đó, một người bạn làm cùng công ty với tôi và sống cùng làng với anh gọi điện cho tôi giọng hớt hải:

Han nguoi yeu lay vo moi, toi pha tung dam cuoi
 Mày đùa à, ảnh cưới bọn tao chụp rồi, anh chưa lên lấy được nên tao đang định mấy hôm nữa gửi xe về. Ảnh minh họa.

- Tao vừa về quê hôm qua, sao tao thấy nhà ông Hùng (tên người yêu tôi) đang rục rịch chuẩn bị đám cưới cho ông ấy. Nghe đâu 1 tuần nữa là cưới, mà cô dâu là người cùng xã.

- Mày đùa à, ảnh cưới bọn tao chụp rồi, anh chưa lên lấy được nên tao đang định mấy hôm nữa gửi xe về.

- Lúc đầu tao cũng không tin nhưng mẹ tao khẳng định với tao mà, mày gọi về cho ông Hùng xem thực hư thế nào.

Tôi vội vã gọi điện về. Phải đến chục cuộc anh mới bắt máy. Tôi không khỏi choáng váng khi anh bảo đừng gửi ảnh về nữa, anh lấy vợ mới rồi, anh thấy bọn tôi không thể đến với nhau được vì có quá nhiều điểm không hợp. Tôi bắt anh kể điểm gì thì anh im lặng.

Tôi choáng váng tới ngã quỵ xuống đất. Mất khoảng 10 phút yên lặng tôi nói anh là tôi đã mang trong mình giọt máu của anh rồi. Cứ ngỡ anh sẽ nghĩ tới con mà thay đổi ai ngờ anh buông một câu lạnh lùng: “Có bầu thì bỏ đi, mà em ở trên đó 1 mình, chắc gì nó đã là con anh”. Lúc này tôi không thể giữ được bình tĩnh nữa, tôi chửi anh là thằng khốn nạn rồi nén vỡ tan tành chiếc điện thoại đang nghe cũng là chiếc điện thoại anh mua cho tôi.

2 ngày trời tôi nghỉ làm, không ăn không uống chỉ nằm khóc nức nở. Ngày thứ 3 thì đột nhiên bố mẹ tôi gọi điện, ông bà hỏi xem chuyện cưới xin thế nào mà chưa thấy phía bên nhà trai gọi lại để bàn bạc. Tôi đành phải nói vì bên ấy có việc gia đình đột xuất nên có thể hoãn lại tới cuối năm. Nghe giọng tôi khàn khàn vì khóc, tưởng tôi ốm bố mẹ lại động viên tôi phải giữ gìn sức khỏe, ăn uống cho tốt. Bố mẹ lúc nào cũng là người thương tôi nhất.

Han nguoi yeu lay vo moi, toi pha tung dam cuoi-Hinh-2
2 ngày trời tôi nghỉ làm, không ăn không uống chỉ nằm khóc nức nở. Ảnh minh họa.

Tìm hiểu qua đứa bạn tôi biết anh yêu một cô gái con nhà giàu ở quê. Tệ hại hơn, anh lại nói với gia đình là tôi ở trên này có người khác và chủ động đòi chia tay. Thế nên bố mẹ anh đồng ý cho anh cưới cô gái kia và cũng không gọi điện gì cho nhà tôi nữa. Một con người bội bạc như thế, tôi thực sự chẳng thiết tha gì nữa, nhưng tôi không thể để cho anh ta vui vẻ trong ngày cưới của mình được.

Tôi quyết định làm một việc vào đúng ngày người yêu lấy vợ mới.

Hôm người yêu cưới vợ mới tôi ăn mặc thật đẹp trang điểm xinh xắn, tay ôm một bọc quà to đi dự lễ cưới người yêu dù không được mời. Khi cô dâu chú rể cùng nhau tiến vào hôn trường cũng là lúc tôi xuất hiện, trên tay bê tấm ảnh cưới có lồng khung cẩn thận mà tôi và anh ta mới chụp trước đó. Nhìn thấy tôi bê khung ảnh, cả họ nhà trai và nhà gái đều phải sửng sốt. Anh ta lao đến định nắm lấy tay tôi lôi ra ngoài nhưng vợ tương lai đang đứng bên cạnh anh ta đã ngăn lại. Tôi lúc này đã dũng cảm nói ra bộ mặt thật đê tiện của người đàn ông ấy trước tất cả mọi người.

Bố anh giận tới mức lao tới cho anh một cái bạt tai. Đám cưới bắt đầu hỗn loạn khi cô dâu khóc như mưa bỏ chạy. Nhà gái hủy hôn sau khi biết được bộ mặt thật của anh con rể. Bố mẹ người yêu xin lỗi tôi và gia đình, ông bà nhận cháu và mong tôi về làm dâu nhà họ.

Bố mẹ đẻ biết chuyện thì thương tôi lắm nhưng họ để tôi tự quyết định chứ không thúc ép. Bản thân tôi đã từ chối chuyện về nhà anh làm dâu vì thực sự tôi đã không còn chút tình cảm nào với con người bội bạc ấy nữa. Nhưng tôi có hứa với bố mẹ anh khi tôi sinh con ông bà có thể đến thăm cháu bình thường.

Tôi biết chấp nhận làm mẹ đơn thân khi mới 24 tuổi, đời tôi sẽ vô cùng vất vả nhưng tôi tin mình sẽ vượt qua được.

Góc khuất sau hạnh phúc của người vợ có chồng “thăng quan”

Có một góc khuất sau hạnh phúc, người ta ước có được cuộc sống giàu sang như Lan thì Lan lại ước gia đình mình trở lại nghèo khó như ngày trước.

Giờ nhìn vào cuộc sống của Lan, ối người thầm ghen tỵ. Tuấn - chồng Lan mới được thăng chức, tiền đồ rộng mở, lợi lộc rót vào nhà như nước mùa lũ. Cứ nhìn thấy mặt Lan là người ta lại kéo tới, vồn vã hỏi thăm, rồi buông lời ngưỡng mộ. Nhưng có một góc khuất sau hạnh phúc, cuộc đời cũng thật hay, người ta ước có được cuộc sống giàu sang như Lan thì Lan lại ước gia đình mình trở lại như ngày trước, ngày mà Tuấn chưa thăng quan tiến chức.

Cách đây mới chỉ 5 tháng thôi, Lan còn rất hạnh phúc với cuộc sống nghèo khó của mình. Lan là nhân viên bán hàng ở siêu thị. Tuấn là anh nhân viên kinh doanh đơn thuần. Dù lương có tháng còn không đủ chi tiêu cho cả nhà vì Lan sống chung với cả bố mẹ chồng nhưng trong gia đình không lúc nào ngớt đi tiếng cười hạnh phúc. Tuấn đi làm về là sẵn sàng lao vào giúp đỡ Lan mọi công việc trong nhà. Tuấn luôn quan tâm, yêu thương vợ con hết mực. Với bố mẹ lúc nào cũng ngoan ngoãn, tận tâm. Vậy mà bây giờ.

Tuấn lên chức, đồng nghĩa với việc Tuấn làm sếp của nhiều người khác. Làm sếp ở công ty thôi dường như chưa đủ với Tuấn, về nhà Tuấn cũng tự cho mình cái quyền quát nạt, hạch sách vợ con. Tuấn tìm mọi cách ra oai với ngay chính người thân của mình. Có cảm giác một ngày không được làm sếp, Tuấn sẽ không chịu đựng được.

Mọi công việc nhà bây giờ đều đổ dồn hết lên đầu Lan. Việc cơ quan bận rộn nên nhiều lúc việc nhà Lan có hơi sơ xuất. Có bữa, Lan nấu cơm nhưng lại quên mất món Tuấn dặn hôm đó Tuấn thích ăn. Nhìn mâm cơm không xuất hiện món ăn ấy, Tuấn giận dữ nhìn Lan, hất tung cả mâm cơm dù cho có mặt bố mẹ ở đó rồi lớn tiếng:

- Có mỗi việc cơm nước mà cô cũng lo không xong. Cô có làm được hay không để tôi còn thuê người khác. Đồ vô dụng.

Goc khuat sau hanh phuc cua nguoi vo co chong “thang quan”
Bắt gặp Tuấn tay trong tay tình tứ bước vào khách sạn với một cô gái rất trẻ đẹp thì Lan biết, cuộc sống yên ấm của mình sắp không còn. Ảnh minh họa.

Lan cứng họng không nói thêm được lời nào, nước mắt chỉ trực rớt xuống nhưng có mặt bố mẹ chồng và con trai ở đó, Lan lại cố kìm nén lòng mình. Rồi Tuấn bắt Lan nghỉ việc ở nhà để phục vụ Tuấn:

- Mấy đồng tiền lương ít ỏi của cô chẳng đủ cho tôi ăn sáng cả tháng. Cô về lo phục vụ nhu cầu của tôi, tôi trả lương cô cao gấp đôi.

Trước kia tuy nghèo khó nhưng Tuấn chưa khi nào coi thường công việc của Lan. Vậy mà bây giờ cử hở ra là Tuấn chê ít học, thấp kém. Tủi thân mà Lan cũng không dám mở lời. Chưa dừng lại ở đó, Tuấn bây giờ đi làm về là la cà quán xá, tối ngày nhậu nhẹt. Lan dù không muốn nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn để xoay chuyển tình thế. Vậy là bố mẹ chồng Lan ra mặt. Nếu như trước kia Tuấn rất nghe lời bố mẹ, là người con trai ngoan ngoãn thì bây giờ Tuấn tự cho mình cái quyền lên mặt với cả chính bố mẹ đẻ của mình:

- Ông bà thì biết cái gì. Tôi không đi đón tiếp khách hàng thì lấy tiền đâu ra mà về cung phụng cho ông bà. Ông bà chỉ việc ngồi một chỗ, hưởng sung sướng có biết thằng này đầu tắt mặt tối, vất vả thế nào không?

Bố chồng Lan giận tím mặt, từ hôm đó chẳng nói với Tuấn bất cứ lời nào. Còn mẹ chồng Lan thì buồn thấy rõ, thi thoảng, Lan còn thấy bà lén khóc thầm. Có lẽ cũng như Lan, bà đang thất vọng về người con trai vốn là niềm tự hào của mình.

Không khí hạnh phúc vốn trong gia đình bây giờ u ám và nặng nề khủng khiếp. Nhiều tiền mà mọi người nhìn nhau không thể nở lấy một nụ cười thân thiện thì giàu có cũng có nghĩa lý gì. Rồi một ngày nọ, đau đớn và tệ hại hơn, Lan bắt gặp Tuấn tay trong tay tình tứ bước vào khách sạn với một cô gái rất trẻ đẹp thì Lan biết, cuộc sống yên ấm của mình sắp không còn.

Tin mới