“Biểu tình Maidan 3“: Dấu hiệu đảo chính cận kề ở Ukraine?

Hàng nghìn người biểu tình ở Ukraine đã phát động chiến dịch "Biểu tình Maidan 3", kêu gọi chính phủ hiện hành từ chức và thực hiện cải cách kinh tế.

Theo hãng thông tấn TASS, ngày 7/6, khoảng 100 người biểu tình đã dựng ít nhất 5 khu lều trại tại địa điểm nổ ra cuộc nổi dậy lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.
Ngày 6/6, khoảng 3.000 người biểu tình chống chính phủ đã rầm rộ xuống đường ở thủ đô Kiev, kêu gọi chính phủ Ukraine từ chức.
Ngày 6/6, khoảng 3.000 người biểu tình chống chính phủ đã rầm rộ xuống đường ở thủ đô Kiev, kêu gọi chính phủ Ukraine từ chức.
Người biểu tình yêu cầu Tổng thống Poroshenko và nội các Ukraine "nói chuyện với người dân" và thông báo cho họ về những tiến bộ trong việc thực hiện cải cách mà chính phủ hứa hẹn một năm trước đây - ông Rustam Tashbaev, một trong những người tổ chức biểu tình nói.
Ông Tashbaev nhấn mạnh rằng các nhà hoạt động không kêu gọi lật đổ chính phủ. "Chúng tôi phát động chiến dịch này, dựng lều trại và gọi đó là biểu tình Maidan 3. Chúng tôi yêu cầu họ thực thi những nhiệm vụ mà họ có trách nhiệm phải làm", ông Tashbaev nói.
Biểu tình ngồi và dựng lều trại có vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Ukraine hồi tháng 2/2014. Biểu tình Maidan bắt đầu từ năm 2013 như một chiến dịch hòa bình phản đối việc cựu Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký thỏa thuận với EU.
Sau cuộc đảo chính, chính quyền mới cam kết thực hiện cải cách chính trị - xã hội để phù hợp với những thông lệ dân chủ và kinh tế của EU, để Ukraine có thể gia nhập liên minh này.
Tuy nhiên, chính phủ hiện nay ở Kiev dường như thất bại trong việc thực thi cải cách, thể hiện ở sự sa sút, khủng hoảng kinh tế và phụ thuộc nặng nề vào các chủ nợ thế giới.
Trước đó, hôm 6/6, khoảng 3.000 người biểu tình chống chính phủ đã rầm rộ xuống đường ở thủ đô Kiev, kêu gọi chính phủ Ukraine từ chức và thực hiện cải cách kinh tế.

17 bức ảnh khó quên về phong trào Maidan ở Ukraine

(Kiến Thức) - Nhân dip kỉ niệm 1 năm phong trào Maidan ở Ukraine, tờ Sputnik của Nga đã công bố 17 bức ảnh lịch sử về sự kiện chấn động này.

Vào ngày 21/11/2013, phóng viên báo Pravda Mustafa Nayyem đăng tải trên Faebook thông điệp chỉ trích quyết định không ký Thỏa thuận liên kết kinh tế-chính trị với EU của chính phủ Ukraine. Một lúc sau, anh kêu gọi mọi người tập trung ở quảng trường Maidan. Tiếp sau đó, Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych ngày 29/11 chính thức tuyên bố không ký thỏa thuận này. Động thái trên đã khiến người biểu tình tức giận. Họ hô vang các khẩu hiệu ủng hộ EU, chống lại ông Yanukovych.
Vào ngày 21/11/2013, phóng viên báo Pravda Mustafa Nayyem đăng tải trên Faebook thông điệp chỉ trích quyết định không ký Thỏa thuận liên kết kinh tế-chính trị với EU của chính phủ Ukraine. Một lúc sau, anh kêu gọi mọi người tập trung ở quảng trường Maidan. Tiếp sau đó, Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych ngày 29/11 chính thức tuyên bố không ký thỏa thuận này. Động thái trên đã khiến người biểu tình tức giận. Họ hô vang các khẩu hiệu ủng hộ EU, chống lại ông Yanukovych.

Nga tiết lộ nguyên nhân nổ ra cách mạng Maidan ở Ukraine

(Kiến Thức) - Một quan chức Nga tiết lộ, chính những người nghiện ma túy những nhân tố phát động cuộc cách mạng Maidan ở Ukraine.

Đó là nhận định của ông Viktor Ivanov, Giám đốc Cơ quan Kiểm soát ma túy Liên bang Nga tiết lộ trong một cuộc trò chuyện với hãng thông tấn Interfax.
Theo đó, Ukraine là một trong hơn 50 quốc gia trên thế giới đang áp dụng liệu pháp thay thế bằng chất opioid đối với các đối tượng nghiện ma túy. Với liệu pháp điều trị này, người nghiện sẽ dễ cắt cơn và giảm nhiều rủi ro đối với các bệnh nhân.

Tin mới