Bình "cổ" nghi từ thời Càn Long được bán gấp 10.000 lần giá ước tính

Một chiếc bình Trung Quốc được định giá từ khoảng 500-800 USD đã được bán với giá kỷ lục lên tới trên 5 triệu USD tại Thụy Sĩ.

Theo AFP, đánh giá của nhà đấu giá Geneve-Encheres nói chiếc bình Trung Quốc cao 60 cm, được trang trí hoa văn với 3 con rồng xanh trên nền vàng là sản phẩm của thế kỷ 20. Nhưng chiếc bình đồng thời mang một số dấu hiệu từ thời vua Càn Long ở thế kỷ 18 nhưng dấu hiệu này chưa được kiểm chứng.
Hai người đấu giá hôm thứ 5 thì tin rằng chiếc bình thực sự có niên đại từ thế kỷ 18. Chuyên gia của nhà đấu giá nói rất khó đánh giá chính xác niên đại của chiếc bình nên họ thường đưa ra đánh giá cẩn trọng (chọn niên đại gần nhất).
"Đây mới chỉ là giá gõ búa, cộng thêm hoa hồng nữa thì chiếc bình sẽ được bán với giá 6,1 triệu USD", người điều hành đấu giá Olivier Fichot cho biết thêm.
Binh "co" nghi tu thoi Can Long duoc ban gap 10.000 lan gia uoc tinh
Không có bằng chứng nào cho thấy dấu hiệu trên chiếc bình thực sự có từ đời nhà Thanh. Ảnh: AFP. 
Như vậy, giá cuối cùng của chiếc bình lớn gấp 10.000 lần giá trị ước tính trong hồ sơ đấu giá. Người giành được chiếc bình là một nhà sưu tầm nghiệp dư đến từ châu Á. Đối thủ của người này không có mặt ở phiên đấu giá mà chỉ ra giá qua điện thoại.
Fichot cho hay đây là vụ đấu giá có giá trị lớn nhất ở Geneva với sản phẩm không thuộc nhóm trang sức và đồng hồ. Trước đây kỷ lục của nhà đấu giá Geneve-Encheres thuộc về bức tượng Phật bằng đồng, được bán với giá tương đương hơn 567.000 USD.

Ông Bình “tóc bạc” trắng tay, ba ái nữ sở hữu trăm tỷ tại PNJ

Tổng số cổ phần mà hai ái nữ thế hệ 8X nhà ông Trần Phương Bình nắm giữ tại PNJ lên đến gần 6 triệu cổ phiếu – tương ứng giá trị 270 tỷ đồng.

Theo báo cáo tình hình quản trị năm 2015 vừa được CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho thấy, gia đình ông Trần Phương Bình – bà Cao Thị Ngọc Dung vẫn đang nắm giữ số cổ phiếu áp đảo tại đây.

Đồ cổ “đệ nhất thế gian“: Đại gia dính cúa lừa bạc tỷ

Ở Việt Nam, sự lộn xộn trong thị trường đồ cổ diễn ra nhiều quá. Xét về tâm lý, người ta rất dị ứng với chuyện mông má, sửa chữa cổ vật.

Gần đây, do nhu cầu xã hội tăng cao, cổ vật ngày càng khan hiếm, theo đó, cổ vật rởm có “cơ” tung hoành, khiến không ít người máu mê cổ vật, trong đó có cả những “đại ca” trong giới tinh hoa, khuynh gia bại sản.

Tin mới