Binh lực NATO trong cuộc chiến “một mất, một còn” với Nga (kỳ 2)

(Kiến Thức) - Để có thể dễ dàng hoạt động và phối hợp, mọi bản đồ của các nước thành viên NATO đều được chuẩn hoá và không cần hiểu ngôn ngữ của nhau, các sĩ quan chỉ huy mỗi nước vẫn có thể đọc được các dữ liệu được chú thích trên bản đồ.

Bảng ký hiệu quân sự trên bản đồ của NATO. Đây là quy chuẩn mà mọi nước thành viên của NATO, thậm chí cả các nước nằm ngoài NATO ở châu Âu cũng sử dụng. Ảnh: Armychair.
 Bảng ký hiệu quân sự trên bản đồ của NATO. Đây là quy chuẩn mà mọi nước thành viên của NATO, thậm chí cả các nước nằm ngoài NATO ở châu Âu cũng sử dụng. Ảnh: Armychair.
Các lực lượng thuộc NATO đều đào tạo sĩ quan và binh sĩ bản đồ cách sử dụng thành thạo các loại ký hiệu quân sự chuẩn NATO này. Các ký hiệu được sắp xếp cực kỳ hợp lý, khoa học, dễ đọc, dễ hiểu và dễ thể hiện.
Trên bản đồ tác chiến, mỗi một ô vuông tượng trưng cho một lực lượng, màu sắc của viền ô vuông với màu xanh, đỏ và vàng tương ứng cho lực lượng ta, địch và lực lượng trung lập.
Ngoài ra, cũng có các ký hiệu "bất thành văn" khác nhưng vẫn được sử dụng trên mọi bản đồ quân sự của gần như toàn thế giới như ký hiệu mũi tên, ký hiệu "?" dành cho các lực lượng chưa xác định, ký hiệu đầu lâu gạch chéo để ghi chú mối nguy hiểm,...
Cách ghép ký hiệu của NATO. Ảnh: Militarylearn.
 Cách ghép ký hiệu của NATO. Ảnh: Militarylearn.
Cách triển khai cực kỳ khoa học của một ký hiệu của NATO. Từ trái qua phải bao gồm:
1. Lực lượng tác chiến trên mặt đất
2. Bộ binh
3. Thiết giáp
4. Quân số tương đương Trung đội
5. Ký hiệu bao gồm toàn bộ các chi tiết kể trên, tạm dịch là Trung đội bộ binh có thiết giáp chiến đấu trên bộ.
Ví dụ về một bản đồ quân sự của NATO với ô màu xanh là quân ta, đỏ là địch. Ảnh: Trend.
 Ví dụ về một bản đồ quân sự của NATO với ô màu xanh là quân ta, đỏ là địch. Ảnh: Trend.
Trên những bản đồ quân sự cỡ lớn, việc hiển thị chi tiết, cập nhật liên tục vị trí của lực lượng ta, địch kèm theo đó là quân số, binh chủng, thiết bị,.... Việc hiển thị này càng chi tiết, càng khiến cho khả năng điều khiển của sĩ quan chỉ huy trở nên dễ dàng hơn và giúp quá trình triển khai quân trở nên hiệu quả hơn.
Đây cũng là lý do, trong mọi cuộc chiến tranh từ xưa tới nay, thông tin tình báo luôn là điều tối quan trọng và tiêu diệt các lực lượng thông tin, tình báo của đối phương vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu.
Một số biểu tượng đơn giản, thường dùng của NATO trên bản đồ quân sự
 
Biểu tượng của lực lượng sơn cước. Đây là lực lượng được huấn luyện và được trang bị tối ưu hoá cho các chiến thuật tác chiến trên địa hình đồi núi, có khả năng di chuyển nhanh và thành thạo các chiến thuật tác chiến trên địa hình không bằng phẳng hơn so với các lực lượng bộ binh thông thường.
 
Biểu tượng của lực lượng bộ binh dù. Đây là lực lượng được triển khai bằng cách không vận, có thể thả vào giữa lòng địch. Lực lượng dù có đặc điểm quân số ít, nhưng tinh nhuệ, có thể hoạt động trong lòng địch thời gian dài mà không cần hỗ trợ (ví dụ như Sư đoàn dù 82 nổi danh của Mỹ).
 
Biểu tượng của lực lượng dù tấn công. Đây là lực lượng có tính chất tương tự như bộ binh dù, nhưng tinh nhuệ hơn và có khả năng tấn công từ trong lòng địch ra một cách hiệu quả. Đặc điểm của lực lượng này đó là có thêm các thiết bị, vũ khí hạng nặng được thả dù xuống cùng bộ binh để tăng khả năng tấn công, phá phòng tuyến địch (ví dụ như Sư đoàn dù 101 của Mỹ, Sư đoàn Jagerregiment 1 của Đức).
 
Biểu tượng của bộ binh cơ giới. Đây là lực lượng có độ cơ động cao, bộ binh kết hợp với xe vận tải có bọc thép và xe tải, tốc độ hành tiến cao, khả năng phá phòng tuyến của đối phương ở mức trung bình. Dù vậy, các lực lượng bộ binh cơ giới cần hậu cần thường xuyên hơn do tiêu tốn xăng dầu và linh kiện, thiết bị bảo dưỡng phương tiện (ví dụ như Sư đoàn 3 bộ binh Mỹ được trang bị các xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley).
 
Bộ binh cơ giới lội nước. Tương tự như bộ binh cơ giới nhưng phương tiện của lực lượng này bao gồm các loại thiết giáp có khả năng lội nước tốt, tác chiến vượt sông, vượt biển hiệu quả nhưng bù lại không thể hoạt động độc lập được mà cần có các đơn vị hoả lực mạnh hỗ trợ, nhất là trong các nhiệm vụ đổ bộ tấn công cứ điểm địch.
 
Bộ binh trang bị phương tiện cơ giới sử dụng bánh lốp. Đây là các lực lượng có độ cơ động cực cao, thường sử dụng các loại phương tiện bánh lốp như BTR-80, Stryker, Patria AMV,... (ví dụ như Lữ đoàn 3, Sư đoàn 2 bộ binh Mỹ).
 
Pháo tự hành chống tăng bánh lốp. Thường được trang bị với các loại pháo tự hành chống tăng như B1 Centauro, AMX 10 RC, M1128 MGS. Tuy nhiên ký hiệu này là ký hiệu đơn lẻ, nghĩa là lực lượng này không có bộ binh cơ giới bảo vệ, cần kết hợp với các lực lượng bộ binh khác để đảm bảo an toàn trong tác chiến.
 
Phương tiện bánh lốp trinh sát, Thường được trang bị các loại phương tiện trinh sát có tốc độ cao như Fennek, VBL, BRDM-2, ASLAV,... Tuy nhiên, lực lượng này có ít khả năng tấn công đơn lẻ do các thiết bị, phương tiện không phù hợp, sức tấn công và phòng thủ yếu.
 
Công binh được trang bị thiết giáp. Biểu tượng này đồng nghĩa với việc lực lượng công binh này được trang bị các loại phương tiện cứu hộ xe tăng, cứu hộ thiết giáp hoặc các loại thiết bị chuyên dụng có thể làm nhiều nhiệm vụ như rà phá bom mìn, bắc cầu phao,...
 
Pháo tự hành phòng không thường được trang bị với các loại tổ hợp như FlaKPz Gepard, 9K22 Tunguska hay Type 95 SPAAA. Các lực lượng này có độ cơ động cao, có khả năng di chuyển, thiết lập trận địa và di tản khỏi trận địa rất nhanh sau khi bị lộ - khác hoàn toàn với những trận địa phòng không cố định.
 
Pháo tự hành có bọc thép. Đây là các đơn vị được trang bị loại pháo tự hành có bọc thép - không phải loại pháo tự hành "mui trần". Hoả lực của các lực lượng này thường là M109, PzH 2000, 2S19 Msta, 2S35 Koalitsiya-SV,...
 
Pháo sơn cước - lực lượng sơn cước được trang bị hoả lực pháo binh, thông thường là các loại pháo hạng nhẹ, có thể dễ dàng di chuyển bằng sức người trên địa hình đồi núi ví dụ như loại pháo OTO Melara Mod 56.
 
Pháo phản lực phóng loạt như HIMARS, Pinaka, BM-27 Urangan, BM-30 Smerch,...
 
Tên lửa phòng không bao gồm các loại S-300, S-400, 9K37 Buk, MIM-104 Patriot,... Mặc dù không có quy định bắt buộc nhưng thường ký hiệu này được mặc định là dành cho các lực lượng phòng không có khả năng cơ động cao, các tổ hợp phòng không cố định thường không sử dụng ký hiệu này.
 
Trực thăng tấn công (chữ A nghĩa là Attack - tấn công). Thông thường bao gồm các loại AH-64, AH-1, Eurocopter Tiger, Mi-28, Ka-50,...
 
Trực thăng vận tải hạng trung (chữ C đại diện cho Cargo - Hàng hoá, chữ M đại diện cho Medium - tầm trung) thường bao gồm các loại CH-46, UH-60, Mi-17,...
Trong một vài trường hợp, trên bản đồ quân sự sẽ có các ký hiệu đặc biệt khác tuỳ tình hình. Tuy nhiên theo quy định của NATO, những ký hiệu hoặc ghi chú đặc biệt đó phải dễ hiểu, nếu bằng chữ bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh.

Mời độc giả xem video: Công binh Đức vận chuyển phương tiện cơ giới hạng nặng qua chướng ngại nước trong một cuộc tập trận chung với NATO. (nguồn Quân đội Đức)

Mục kích NATO tập trận dữ dội “sát sườn” Nga

(Kiến Thức) - Lực lượng NATO tập trận lớn với 2.100 binh sĩ tham gia cùng trực thăng, xe tăng nã đạn dữ dội tại Ba Lan, nước láng giềng Nga.

Muc kich NATO tap tran du doi “sat suon” Nga
 Các lực lượng NATO tập trận từ ngày 19/6, với sự tham gia của 9 nước, diễn ra tại trường bắn Zagan, tây bắc Ba Lan. Ảnh: xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 A4 tham gia cuộc tập trận.
Muc kich NATO tap tran du doi “sat suon” Nga-Hinh-2
 "Báo hoang" Leopard phi nước đại khiến khu vực tập trận bụi mù.

Điểm mặt tàu chiến NATO tập trận ở “sân nhà” Nga

(Kiến Thức) - Bất chấp các cảnh báo của Nga, tàu chiến Hải quân NATO gồm 15 nước thành viên, ba đối tác vẫn tổ chức cuộc tập trận quy mô ở biển Baltic.

Diem mat tau chien NATO tap tran o
Cuộc tập trận hải quân BALTOPS-2015 do Tổ chức Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức diễn ra từ ngày 5/6 đến 20/6 tại vùng biển Baltic - khu vực mà nước Nga có nhiều quyền lợi.

Tin mới