Bình Thuận: Giải pháp phát triển thanh long hữu cơ

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội thảo trực tiếp, trực tuyến “Giải pháp phát triển thanh long hữu cơ trên địa bàn tỉnh”.

Bình Thuận: Giải pháp phát triển thanh long hữu cơ
Mục tiêu của hội thảo là tập trung làm rõ những thuận lợi khó khăn tồn tại của sản xuất thanh long hữu cơ của tỉnh; vấn đề quy hoạch vùng trồng, nguồn giống, môi trường đất, nước, quy trình sản xuất thanh long hữu cơ; công tác tuyên truyền nhận thức cho người sản xuất, phổ biến các quy định, quychuẩn kỹ thuật về sản xuất, phát triểncác mô hình liên kết, theo chuỗi giá trị từsản xuất đến tiêu thụ, hỗ trợ xúc tiến thương mạitiêu thụ thanh long trong nước vànước ngoài, bảo vệ và phát huychỉ dẫn địa lý; dự báo nhu cầu, thị trường tiêu thụ thanh long hữu cơ.
Binh Thuan: Giai phap phat trien thanh long huu co

Hình ảnh trực tuyến tại buổi hội thảo. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và trao đổi, làm rõ những tồn tại để khắc phục, đồng thời đề xuất các giải pháp cho phát triển thanh long hữu cơ của tỉnh Bình Thuận, và theo ý kiến của các đại biểu, trong tương lai không xa sản xuất thanh long hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và cho phát triển thanh long của tỉnh một cách bền vững.

Được biết, Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả và là một trong 9 loại cây trồng chủ lực của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo thống kê diện tích trồng thanh long Việt Nam hiện nay khoảng hơn 54.000 ha; trong đó thanh long được trồng tập trung chủ yếu tại 03 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Trái thanh long đã được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu là Trung Quốc chiếm trên 80%, và một số thị trường khác. Gần đâyđã mở rộng thêm các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ...

Riêng tại tỉnh Bình Thuận, thanh long là một trong các loại cây nông nghiệp chủ lựctrong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 33.750 ha, với sản lượng hàng năm khoảng 700 nghìn tấn, trong thời gian qua cây thanh long luôn được các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để phát triển.

[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”

“Nhận nhiệm vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là làm sao kế tục sự nghiệp vẻ vang của các Đàn Anh đi trước, tập hợp đội ngũ trí thức để phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, TSKH Phan Xuân Dũng nói.

[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”

Hòa chung không khí phấn khởi mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam – VUSTA) và chào Xuân Tân Sửu 2021, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đã có cuộc trao đổi cởi mở, chân tình với Báo Tri thức và Cuộc sống.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ Đàn Anh!

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

“VUSTA sẽ đào tạo phát triển đội ngũ tri thức với phương châm tập hợp, đoàn kết và phát huy; là môi trường, "sân" tri thức, có nhiều hoạt động mang tầm vóc, nhiều tham vấn, tham mưu và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” - Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nói.

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống trong năm mới Tân Sửu 2021, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA) có những chia sẻ chân tình về Lãnh đạo VUSTA khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025), cũng như chặng đường 38 năm Liên hiệp Hội phấn đấu vì mục tiêu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

“Kế thừa, phát huy, nâng cao vị thế VUSTA trong đội ngũ trí thức Việt Nam”

Đồng Tháp: Họp trực tuyến Ban Tổ chức Hội thi và Cuộc thi năm 2021

Ngày 4 và 5/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp trực tuyến Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật và Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2021.

Đồng Tháp: Họp trực tuyến Ban Tổ chức Hội thi và Cuộc thi năm 2021
Theo số liệu thống kê của Ban thư ký, Hội thi tiếp nhận 24 giải pháp và Cuộc thi tiếp nhận 125 mô hình sản phẩm tham gia trong năm 2021. Các lĩnh vực ở Hội thi và Cuộc thi đều có các mô hình, giải pháp tham gia.
Phát biểu tại buổi họp, Ông Lê Minh Hùng thông tin đến các thành viên Ban tổ chức những điểm mới trong tiêu chí chấm thi và đặc biệt là nội dung chấm thi năm nay đều được thực hiện trên phần mềm.
Dong Thap: Hop truc tuyen Ban To chuc Hoi thi va Cuoc thi nam 2021
Ảnh chụp từ màn hình buổi họp trực tuyến 
Các thành viên Ban tổ chức tham gia đầy đủ và đồng tình với mô hình họp trực tuyến cũng như áp dụng chấm thi trên phần mềm, vì phù hợp trong điều kiện giãn cách xã hội ở địa phương.
Được biết, phần mềm Hệ thống thông tin Hội thi Cuộc thi sáng tạo là đề tài cấp cơ sở, do cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật là đơn vị chủ trì.
Đây cũng là năm đầu tiên áp dụng đề tài vào công tác chấm điểm các mô hình giải pháp tham gia Hội thi và Cuộc thi. Mỗi thành viên Hội đồng giám khảo sẽ được Ban tổ chức cấp một tài khoản đăng nhập vào hệ thống.
Trên hệ thống sẽ cung cấp bản mô tả, hình ảnh và các tài liệu liên quan đến các mô hình, giải pháp dự thi, giúp cho các thành viên Hội đồng giám khảo xem tài liệu, chấm điểm và nhận xét trực tiếp.

Tin mới