Bkav: Xuất hiện virus lây từ điện thoại sang máy tính

Hệ thống giám sát virus của Công ty An ninh mạng Bkav vừa phát hiện một loại phần mềm gián điệp (spyware) có thể tấn công máy tính từ smartphone.

Đầu tiên, mã độc lây vào smartphone bằng cách núp bóng dưới dạng các ứng dụng dọn dẹp, tối ưu hệ thống như DroidCleaner hay SuperClean. Thực chất, đây là một phần mềm gián điệp có chức năng gửi, xóa hay đánh cắp toàn bộ tin nhắn, danh bạ cùng thông tin trên điện thoại. Sau khi đã lây nhiễm thành công trên smartphone, mã độc sẽ tiếp tục tải về phần mã lệnh có thể lây trên máy tính dưới dạng các file autorun và file thực thi khác. Chỉ chờ người sử dụng kết nối hai thiết bị với nhau, virus sẽ xâm nhập từ smartphone sang máy tính nếu máy tính bật chế độ autorun, hoặc khi người sử dụng kích hoạt file trong quá trình mở các thư mục. Tại đây, mã độc nhắm vào các phần mềm voice chat như Skype, Yahoo Messenger để ghi lại các đoạn hội thoại và gửi cho hacker.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, cho biết: “Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu người dùng smartphone. Khi thế giới của thiết bị di động và máy tính gần như đã là một, nguy cơ lây nhiễm virus giữa hai nền tảng này là hết sức đáng lo ngại”.

Các chuyên gia của Bkav cũng khuyến cáo, ngay cả những việc đơn giản như cho người khác cắm nhờ điện thoại vào máy tính để sạc pin giờ đây cũng đã trở nên nguy hiểm. Để tự bảo vệ trước các nguy cơ này, người sử dụng cần cài phần mềm diệt virus trên cả hai nền tảng di động và máy tính. Hiện Bkav đã cập nhật các mẫu nhận diện virus mới trên cả phần mềm Bkav cho máy tính và Bkav Mobile Security phiên bản miễn phí.

Trước đó, theo kết quả chương trình khảo sát do Bkav thực hiện vào tháng 4/2013, thiệt hại do virus máy tính tại Việt Nam mỗi năm lên đến gần 8 nghìn tỷ đồng.

Những virus máy tính gây họa khủng khiếp nhất

Jerusalem, hay còn gọi là Virus thứ 6 ngày 13, năm 1987. Là một trong những con virus MS-DOS đầu tiên, Jerusalem đã gây tác hại lên rất nhiều quốc gia, trường đại học, học viện và công ty trên toàn thế giới. Cứ đến thứ 6 ngày 13, nó phá hủy toàn bộ file chương trình trong ổ cứng của những máy tính bị nhiễm.
 Jerusalem, hay còn gọi là Virus thứ 6 ngày 13, năm 1987. Là một trong những con virus MS-DOS đầu tiên, Jerusalem đã gây tác hại lên rất nhiều quốc gia, trường đại học, học viện và công ty trên toàn thế giới. Cứ đến thứ 6 ngày 13, nó phá hủy toàn bộ file chương trình trong ổ cứng của những máy tính bị nhiễm.

Virus Morris hay sâu Internet, tháng 11/1988. Con sâu Internet này đã gây ảnh hưởng tới hơn 6.000 máy tính ở Mỹ, kể cả một vài máy tính của NASA. Mã này là một đoạn code không hoàn thiện. Nó thường gửi hàng triệu bản copy cho các máy tính thuộc các mạng khác nhau, làm tê liệt toàn bộ các mạng máy tính, gây thiệt hại khoảng 100 triệu USD.
 Virus Morris hay sâu Internet, tháng 11/1988. Con sâu Internet này đã gây ảnh hưởng tới hơn 6.000 máy tính ở Mỹ, kể cả một vài máy tính của NASA. Mã này là một đoạn code không hoàn thiện. Nó thường gửi hàng triệu bản copy cho các máy tính thuộc các mạng khác nhau, làm tê liệt toàn bộ các mạng máy tính, gây thiệt hại khoảng 100 triệu USD.

Melissa, năm 1999. Virus này được lây lan qua việc gửi email. Nó có khả năng tự động nhân các file Word và Excel và gửi nó qua Outlook, khiến cho mạng internet bị nghẽn.
 Melissa, năm 1999. Virus này được lây lan qua việc gửi email. Nó có khả năng tự động nhân các file Word và Excel và gửi nó qua Outlook, khiến cho mạng internet bị nghẽn.

Virus I Love You. Virus này do một thanh niên còn độ tuổi đi học ở Manila viết ra. Virus này cũng được lây lan qua email và phá hủy hết các file jpeg, jpg trong mọi ổ đĩa.
 Virus I Love You. Virus này do một thanh niên còn độ tuổi đi học ở Manila viết ra. Virus này cũng được lây lan qua email và phá hủy hết các file jpeg, jpg trong mọi ổ đĩa.

Sâu Code Red, tháng 7 năm 2001. Con sâu này đã khiến hàng chục nghìn hệ thống chạy hệ điều hành Windows NT và Windows 2000 bị ảnh hưởng. Khi một trang web bị tấn công, nó sẽ hiện lên dòng chữ “Bị tấn công bởi người Trung Quốc”. Sâu này khiến máy tính bị đầy, không còn ổ nhớ. Thiệt hại nó gây ra khoảng 2 tỉ USD.
 Sâu Code Red, tháng 7 năm 2001. Con sâu này đã khiến hàng chục nghìn hệ thống chạy hệ điều hành Windows NT và Windows 2000 bị ảnh hưởng. Khi một trang web bị tấn công, nó sẽ hiện lên dòng chữ “Bị tấn công bởi người Trung Quốc”. Sâu này khiến máy tính bị đầy, không còn ổ nhớ. Thiệt hại nó gây ra khoảng 2 tỉ USD.

SQL Slammer, 2003. Virus này chạy một phiên bản của Microsoft SQL Server, sau đó tạo ra một địa chỉ IP ngẫu nhiên để lây lan sang máy tính khác.
SQL Slammer, 2003. Virus này chạy một phiên bản của Microsoft SQL Server, sau đó tạo ra một địa chỉ IP ngẫu nhiên để lây lan sang máy tính khác.

Blaster, năm 2003. Virus này lây lan qua hàng trăm nghìn chiếc máy tính thông qua một lỗ hổng trên Windows 2000 và Windows XP. Nó mở ra một hộp thoại trong đó thông báo với ngời dùng rằng hệ thống sắp bị đóng.
 Blaster, năm 2003. Virus này lây lan qua hàng trăm nghìn chiếc máy tính thông qua một lỗ hổng trên Windows 2000 và Windows XP. Nó mở ra một hộp thoại  trong đó thông báo với ngời dùng rằng hệ thống sắp bị đóng.

Bagle, năm 2004. Virus này được lan truyền dưới dạng file đính kèm qua email. Nó tấn công tất cả phiên bản của Microsoft Windows. Nó có khả năng mở cửa sau để máy tính bị điều khiển từ xa.
 Bagle, năm 2004. Virus này được lan truyền dưới dạng file đính kèm qua email. Nó tấn công tất cả phiên bản của Microsoft Windows. Nó có khả năng mở cửa sau để máy tính bị điều khiển từ xa.

Sasser, năm 2004. Virus này được một cậu sinh viên 17 tuổi người Đức, Sven Jaschan viết. Sasser tấn công hệ điều hành Windows 2000 và Windowa XP bằng một lỗ hổng.
 Sasser, năm 2004. Virus này được một cậu sinh viên 17 tuổi người Đức, Sven Jaschan viết. Sasser tấn công hệ điều hành Windows 2000 và Windowa XP bằng một lỗ hổng.

MyDooom. Đây là một con sâu virus có tốc độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay. Nó khiến mạng internet toàn cầu bị chậm lại khoảng 10% và khiến lượng truy cập được vào các trang web giảm 50%. Mã của nó không có gì thú vị, nhưng bạn có thể dạy con cái mình một vài kiến thức cơ bản như bảng chữ cái, tên ngày, tháng trong tuần từ nó.
 MyDooom. Đây là một con sâu virus có tốc độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay. Nó khiến mạng internet toàn cầu bị chậm lại khoảng 10% và khiến lượng truy cập được vào các trang web giảm 50%. Mã của nó không có gì thú vị, nhưng bạn có thể dạy con cái mình một vài kiến thức cơ bản như bảng chữ cái, tên ngày, tháng trong tuần từ nó.

Những hacker đình đám nhất lịch sử làng công nghệ TG

(Kiến Thức) - Càng dựa nhiều vào công nghệ, chúng ta càng trao thêm quyền lực cho các hacker. Vậy đâu là những cái tên ta nên để tâm tới?

Nhung hacker dinh dam nhat lich su lang cong nghe TG

Sự việc tin tặc tấn công hệ thống thông tin tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang nóng dư luận. Trên thực tế, lịch sử làng công nghệ thế giới từng chứng kiến không ít những vụ tin tặc tấn công bất ngờ và xuất hiện các hacker vô cùng đình đám, trong đó phải kể đến Robert Tappan Morris. Đây là tác giả đầu tiên của những “con sâu” virus. Năm 1988, khi vừa tốt nghiệp trường đại học Cornell, Morris đã tạo ra con sâu virus đầu tiên và tung nó lên mạng Internet. Anh ta cho rằng cuộc thử nghiệm này đã đi quá xa, không như mong muốn của anh. Con sâu này tỏ ra khá nguy hiểm khi nó nhanh chóng nhân bản, làm chậm máy tính, tới mức máy tính không thể  hoạt động được. Sau khi chịu án tù 3 năm, Morris đã nhận được bằng giáo sư tại trường đại học Harvard và kiếm được hàng triệu USD từ việc thiết kế phần mềm. Hiện ông đang là giáo sư khoa học máy tính thuộc Học viện công nghệ Massachussetts.

Nhung hacker dinh dam nhat lich su lang cong nghe TG-Hinh-2
Kevin Mitnick. Mitnick nổi tiếng trên thế giới bởi đã tấn công được vào hệ thống của công ty thiết bị kỹ thuật số, Mỹ để lấy cắp phần mềm. Ngoài “thành tích” này, Mitnick còn tấn công được cả hệ thống của những gã khổng lồ trong ngành sản xuất điện thoại là Nokia và Motorola. Năm 1995, hacker này bị bắt sau khi tấn công vào máy tính của một hacker khác là Tsutomu Shimomura. Hiện nay, anh đang viết sách và làm việc với tư cách một cố vấn an ninh. 

Tin mới