Bố bắt con nhổ nước bọt vào mồm nhau: Đừng làm con trẻ đau lòng

(Kiến Thức) - Đó là quan điểm của một luật sư nổi tiếng thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội trong sự việc ông bố bắt hai con nhổ nước bọt vào mồm nhau xảy ra ở xã Bình Phú (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) đang gây xôn xao dư luận.

Sự việc anh N.V.T (ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) bắt hai con nhổ nước bọt vào mồm nhau vì đi học bị lưu ban được lan truyền qua một đoạn clip trên mạng xã hội facebook vẫn đang gây tranh cãi kịch liệt trong dư luận.
Điều đáng nói trong sự việc này khi Công an xã Bình Phú phối hợp cùng đại diện Công an huyện, Chủ tịch Hội phụ nữ và trẻ em xã đến gia đình anh T., nhằm xác minh để tìm ra hướng xử lý thỏa đáng tránh ảnh hưởng đến tâm lý hai con anh T., - cháu N.V.M. (học lớp 7A) và cháu N.V.H. (học lớp 6A, trường THCS Bình Phú) thì anh T., lại tỏ ra bất hợp tác. Thậm chí ông bố này còn lớn tiếng trước mặt những người đại diện các cơ quan chức năng và cho rằng: “Đây là chuyện của gia đình không liên quan đến bên ngoài, chỉ là bố con đùa nhau”. Đồng thời anh T., yêu cầu các cơ quan ban ngành “không can thiệp vào chuyện gia đình”.
Bo bat con nho nuoc bot vao mom nhau: Dung lam con tre dau long
 Hình ảnh cậu bé bị người em nhổ nước bọt vào mồm khiến cậu nôn ói (khoanh đỏ) do bị bố bắt phạt.
Trong khi đó những người hàng xóm anh T., cho hay, gia đình này ngày nào cũng mâu thuẫn, anh T., không đánh con thì đánh vợ (?!). Việc anh T., đánh con thường xuyên xảy ra.
Thực tế sự việc bố bắt con nhổ nước bọt vào mồm nhau ở xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) không phải kiểu phạt con đầu tiên khiến dư luận “dậy sóng” mà trước đó từng có nhiều sự việc phụ huynh phạt con như “thời trung cổ” làm dư luận chấn động, như cảnh bà mẹ được cho là ở Bắc Ninh nhờ một thanh niên giúp sức đến tận quán internet tìm, lột truồng cậu con trai khoảng lớp 8 vì dám trốn đi chơi game; hoặc hình ảnh cậu bé 12 tuổi ở Kiến An (Hải Phòng) vào khoảng tháng 4/2016 ăn trộm 500 nghìn của cụ ngoại để đi mua đồ chơi điện tử bị mẹ phạt trần truồng đi lại đoạn đường đông người.
Bo bat con nho nuoc bot vao mom nhau: Dung lam con tre dau long-Hinh-2
Ông bố dùng dây xích buộc tay con trai vào phía sau xe máy kéo đi trên đường. 
Dã man hơn là trường hợp ông bố ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) dùng xích buộc tay con trai vào xe máy kéo chạy trên đường vì dám bỏ nhà đi chơi game. Còn phụ huynh Nguyễn Thị Thanh Th. (SN 1971, ở Đắk Lăk) phạt nhốt cậu con trai Phạm Minh H. (SN 2000) vào chuồng chó gần một tuần để trừng phạt tội ăn cắp vặt và nghiện game. Nhiều trường hợp khác bố mẹ đánh con thâm tím cơ thể, in hằn những vết sẹo… Nhưng hầu hết những kiểu “dạy con” như vậy đều bị dư luận lên án kịch liệt.
Chia sẻ với PV về vấn đề này, một chuyên gia tâm lý cho rằng những phụ huynh có cách dạy con dã man như thế họ đang áp đặt suy nghĩ của người lớn vào đầu con nhỏ khi mà các cháu đang phát triển, chưa nhận thức được mọi sự logic.
Theo chuyên gia, bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con em mình trưởng thành một cách lành mạnh, hoàn mỹ nhưng lại đang có những cách dạy dỗ chưa thật sự đúng đắn.
Chuyên gia cho hay, bậc cha mẹ nên là một “người bạn”, người đứng sau yêu thương, chia sẻ ủng hộ con mình. Trong cách dạy con, thay vì la mắng hãy nói chuyện một cách nhẹ nhàng, lắng nghe con nói và chỉ cho con biết những gì nên và không nên. Phụ huynh nên để con lựa chọn ước mơ của mình, để chúng tự lập ngay từ khi còn nhỏ và đừng ép buộc những điều con không thích. Cũng không nên nuông chiều, chăm sóc con quá đà, để con mải chơi như vậy mới có thể tránh xa những cám dỗ trong cuộc sống.
Quay trở lại sự việc anh N.V.T ở Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) bắt hai con nhổ nước bọt vào mồm nhau, một luật sư nổi tiếng thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội chia sẻ với PV Kiến Thức rằng, trường hợp này ông bố đã dùng quyền làm cha trong gia đình để dạy dỗ con mình. Có thể ông bố cho rằng bản thân dạy con như vậy là để con thấm thía hơn được việc học hành của các cháu (?!).
Trong clip, ông bố không đánh đập hai con nhưng cách dạy của ông bố này đã bị dư luận lên án. Do vậy, chúng ta không nên đẩy cao trào của câu chuyện lên thêm, nếu đẩy lên càng làm tâm lý hai đứa trẻ bị tổn thương, khiến chúng nghĩ quẩn.
Theo vị luật sư, chính quyền nên chia sẻ với anh T., về cách dạy con, động viên tâm lý của hai cháu bé theo hướng cho các cháu phát triển chứ các cơ quan chức năng không nên “mổ xẻ” câu chuyện khiến con trẻ thêm đau lòng.

Cha Giang Kim Đạt:"Không dạy con lấy tiền nhà nước“

Trước khi kết thúc phần tranh luận, các bị cáo trong vụ Giang Kim Đạt tham ô tài sản, rửa tiền tại Vinashinlines đã nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.

Giang Kim Đạt kể lại quá trình quen biết cựu tổng giám đốc Trần Văn Liêm và cho biết: “Anh Liêm thấy bị cáo còn trẻ, biết nghề nên nhờ bị cáo ra Hà Nội giúp anh Liêm”. Đạt một lần nữa khẳng định không nộp bất cứ hồ sơ xin việc nào, cũng không nhận bất cứ quyết định bổ nhiệm nào từ Vinashinlines.

Doanh nhân Trần Qúi Thanh chia sẻ kinh nghiệm dạy con không gia sư, osin

(Kiến Thức) - “Hãy chia tay với gia sư, ô sin” là lời kêu gọi của doanh nhân Trần Quí Thanh được chia sẻ trên trang web cá nhân của ông.

Ông Thanh cho biết, trước đây, ông từng đọc trên báo quan điểm tương tự của nhà giáo nổi tiếng - Phó giáo sư Văn Như Cương: “Dạy con khó lắm! Có hai thứ của xã hội hiện đại đang trực tiếp góp phần làm “hỏng” con cái trong các gia đình khá giả ở thành phố, đó là gia sư và ô sin.”

Tin mới