Bọ cạp con nơm nớp nỗi lo bị mẹ làm thịt

Những con bọ cạp cái cõng lũ con trên lưng để tránh kẻ thù, nhưng sẵn sàng ăn thịt chúng nếu đói.

Bọ cạp con nơm nớp nỗi lo bị mẹ làm thịt

Bọ cạp cái phải mang thai 18 tháng trước khi sinh nở. Nguyên nhân là bởi nó đẻ con chứ không đẻ trứng.

Khi bọ cạp con ra đời, bọ xương giáp xác bọc ngoài khá mềm khiến chúng dễ trở thành con mồi cho kẻ thù.

Bo cap con nom nop noi lo bi me lam thit

Một con bọ cạp mẹ cõng đàn con trên lưng.

Để tránh tình cảnh này, lũ bọ cạp non sẽ trèo lên chân và ghì chặt vào lưng mẹ, ở đó trong vài tuần cho đến lần lột xác đầu tiên.

Điều đáng sợ là trong quá trình trưởng thành này, một số con bọ cạp con có thể trở thành bữa trưa của mẹ nó nếu con mẹ không tìm đủ thức ăn.

Không chỉ trong quá trình nuôi con, bọ cạp cái cũng cực kỳ bạo lực với bạn tình. Trong một số trường hợp, chúng sẵn sàng ăn thịt đồng loại vừa giao phối nếu "nổi hứng".

Bản thân bọ cạp không phải là loài quá để tâm tới chuyện giao phối để sinh con. Nếu không tìm được con đực thích hợp, chúng có thể sinh sản vô tính mà không cần tinh trùng.  

Sinh vật mệnh danh "tử thần" cắn đau điếng, đến mức có thể chết

(Kiến Thức) - Bọ cạp tử thần (Death Stalker) chính là loài bọ cạp được đánh giá là có nọc độc mạnh nhất trong tất cả các loại bọ cạp có mặt trên trái đất này. Người bị cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim...
 

Sinh vật mệnh danh "tử thần" cắn đau điếng, đến mức có thể chết
Trên thế giới có khoảng hơn 1000 loài bọ cạp khác nhau và 25 loài trong số này có nọc độc với độc tính cao. Trong đó, bọ cạp tử thần có nọc độc mạnh nhất. Ảnh megafun.
 Trên thế giới có khoảng hơn 1000 loài bọ cạp khác nhau và 25 loài trong số này có nọc độc với độc tính cao. Trong đó, bọ cạp tử thần có nọc độc mạnh nhất. Ảnh megafun.
Bọ cạp tử thần có màu vàng nhạt, dài khoảng 10cm với 2 càng phía trước chứa chất độc. Ảnh al-ain.
 Bọ cạp tử thần có màu vàng nhạt, dài khoảng 10cm với 2 càng phía trước chứa chất độc. Ảnh al-ain.
Bọ cạp tử thần sống chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh toplist.
 Bọ cạp tử thần sống chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh toplist.
Thức ăn chủ yếu của bọ cạp tử thần là côn trùng, rắn, loài gặm nhấm. Thậm chí bọ cạp tử thần cũng ăn một số loài bọ cạp khác. Ảnh wikimedia.
 Thức ăn chủ yếu của bọ cạp tử thần là côn trùng, rắn, loài gặm nhấm. Thậm chí bọ cạp tử thần cũng ăn một số loài bọ cạp khác. Ảnh wikimedia.
Trong nọc độc của bọ cạp tử thần chứa nhiều độc tố neotrotoxin - một loại chất độc ảnh hưởng trực tiếp lên não, tim mạch và cơ quan hô hấp, gây rối loạn thần kinh trung ương. Ảnh buzzle.
 Trong nọc độc của bọ cạp tử thần chứa nhiều độc tố neotrotoxin - một loại chất độc ảnh hưởng trực tiếp lên não, tim mạch và cơ quan hô hấp, gây rối loạn thần kinh trung ương. Ảnh buzzle.
Nạn nhân bị bọ cạp tử thần cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Ảnh reptarium.

Nạn nhân bị bọ cạp tử thần cắn sẽ chịu một cơn đau khủng khiếp, sau đó là suy hô hấp, rối loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Ảnh reptarium. 

Người cao tuổi, người bị tim mạch, người bị dị ứng và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương với nọc độc của bọ cạp tử thần. Ảnh thecoolist.
 Người cao tuổi, người bị tim mạch, người bị dị ứng và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương với nọc độc của bọ cạp tử thần. Ảnh thecoolist.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu quá trình sử dụng chất chiết xuất từ nọc độc của bọ cạp tử thần để xác định các vị trí khối u trong cơ thể con người. Ảnh uwlax.
 Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu quá trình sử dụng chất chiết xuất từ nọc độc của bọ cạp tử thần để xác định các vị trí khối u trong cơ thể con người. Ảnh uwlax.
Mời quý độc giả xem video khi động vật tấn công người

Hãi hùng bọ cạp "xâm chiếm" Brazil, cắn chết hàng trăm người

Giới chức Brazil phải ban hành cảnh báo cấp quốc gia, sau khi gần 200 người thiệt mạng trong các vụ bọ cạp tấn công người tại các trung tâm đô thị của quốc gia Nam Mỹ này.

Hãi hùng bọ cạp "xâm chiếm" Brazil, cắn chết hàng trăm người

Theo Newsweek, số người bị bọ cạp cắn chết ở Brazil tăng lên tới 184 trường hợp vào năm 2017, gần3 lần so năm 2013. Cái chết của một cô bé 4 tuổi ở Sao Paulo hồi tuần trước càng làm dấy lên mối lo ngại cho các thị trấn nhỏ không có đủ nguồn cung y tế để đối phó với đại địch đang hoành hành này.

Chuột đụng độ bọ cạp kịch độc "chiến" một mất một còn

Theo Daily Star, trong video do kênh Smithsonian đăng tải, một con chuột Chile âm thầm tiến đến gần một con bọ cạp đỏ. Đây là một trong những loài bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới vì độc tố mạnh.

Chuột đụng độ bọ cạp kịch độc "chiến" một mất một còn

“Một trong hai con vật này tiến đến gần với một bất ngờ lớn”, người thuyết minh nói trong video.

Tin mới