Theo đó, Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026 (không bao gồm biên chế Công an, quân đội và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố) đến hết năm 2026 là 2.234.720 biên chế.
Trong đó có 336.328 biên chế cán bộ, công chức; 1.680.677 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong tổng biên chế viên chức được giao có 65.980 biên chế giáo viên bổ sung cho các địa phương cả giai đoạn này. Ngoài ra còn có 686 biên chế các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; 205.571 cán bộ, công chức cấp xã; 1.358 biên chế công đoàn tạm giao các địa phương.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. |
Cụ thể, các cơ quan Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương được giao 6.285 biên chế gồm: 3.335 cán bộ, công chức; 2.950 viên chức. Khối Quốc hội được giao 1.061 biên chế gồm: 787 cán bộ, công chức; 274 viên chức.
Chính quyền địa phương được giao 1.908.882 biên chế gồm: 140.826 cán bộ, công chức; 1.562.485 viên chức. Khối Chính phủ có 210.830 biên chế gồm: 102,614 cán bộ, công chức; 107,530 viên chức.
TAND tối cao có 15.237 biên chế; VKSND tối cao có 15.860 biên chế; Kiểm toán Nhà nước có 2.109 biên chế; Văn phòng Chủ tịch nước có 90 biên chế. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng quyết định số biên chế dự phòng cho giai đoạn này là 10.100 biên chế gồm 1.700 công chức và 8.400 viên chức.
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Chính trị quyết định số lượng và quản lý tổng biên chế toàn hệ thống chính trị. Bởi trước đây biên chế Chính phủ, Quốc hội do do các đơn vị này quyết, Ban Tổ chức Trung ương chỉ quản lý MTTQ, tổ chức chính trị, các ban đảng cấp trung ương, còn cấp huyện, cấp cơ sở do Chính phủ quyết.
Mới đây, Bộ Chính trị cũng đã ban hành kết luật về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026. Trong đó nêu rõ giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Những nơi chưa giảm đủ 10% biên chế giai đoạn 2016 - 2021 thì phải tiếp tục thực hiện chỉ tiêu giai đoạn trước và giai đoạn tiếp theo. Những nơi đã vượt chỉ tiêu giai đoạn trước thì phần vượt được tính vào kết quả giai đoạn 2022-2026. Tuy nhiên việc giảm này không cào bằng mà tùy vào điều kiện của từng cơ quan, tổ chức.
>>> Xem thêm video: Cắt giảm hơn 6.000 biên chế công chức vào năm 2020
Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.