Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đã có văn bản gửi TTCP kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3.

Ngày 24/3, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP và một số đơn vị trực thuộc tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3.
Bo Cong Thuong kien nghi tiep tuc thuc hien xuat khau gao
 Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục xuất khẩu gạo - Ảnh: Ngọc Trinh
Theo Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng thực hiện mục b, khoản 2 và một phần mục c, khoản 2 của Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3 để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn thực kho thực tế ở các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị việc mở tờ khai hải quan cho gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục được thực hiện bình thường.
Trước đó, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc về vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo.
Trong công văn do Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành ky đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3. Đồng thời, giải quyết thủ tục thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước thời điểm trên.
Tổng cục Hải quan giao giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý rủi ro thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó, Cục Hải quan các tỉnh, TP, Cục Điều tra chống buôn lậu có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác đấu tranh, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng gạo các loại qua biên giới và xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc Tổng cục Hải quan có công văn nêu trên là thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Gạo là một trong số ít mặt hàng không bị tác động bởi dịch Covid-19 khi cả giá trị và sản lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 929.000 tấn, thu về hơn 430 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.
Philippines là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 36% trong tổng kim ngạch, đạt 357.000 tấn, tương đương 155 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng thị trường Iraq trong hai tháng đầu năm 2019 không tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng hai tháng đầu năm 2020, lượng xuất khẩu rất cao 90.000 tấn, tương đương 48 triệu USD.
Malaysia là thị trường nhập gạo Việt Nam lớn thứ ba, tăng 149% về lượng và tăng 128% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 10% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam.
Đáng chú ý là gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.

Habeco khó bán, Bộ Công Thương nói do chính sách chưa đồng bộ

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên về việc tại sao thoái vốn Công ty Bia - Rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco) diễn ra quá chậm so với chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết là do chính sách chưa đồng bộ nên có vướng mắc nhất định.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều qua (2/6), xung quanh nghi ngại về việc chậm trễ thoái vốn có thể do sợ mất thương hiệu, bán đi mất giá hoặc không muốn bán của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước là Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải phản bác và khẳng định: Chủ trương thoái vốn của Chính phủ là nhất quán, thường xuyên. Bộ Công Thương luôn nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Nghi Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mắc Việt: Bộ Công Thương vào cuộc

(Kiến Thức) - Vừa qua, ông Đinh Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Tài chính - đã chỉ đạo xác minh, làm rõ thông tin về nghi vấn giả mạo nguồn gốc xuất xứ của Asanzo. Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng cục Thuế và Hải quan vào cuộc cùng các bên liên quan.

Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia sẽ phối hợp với Bộ Công thương cùng các cơ quan, ban ngành chức năng vào cuộc xác minh có hay không việc Asanzo nhập hàng hóa từ Trung Quốc, sau đó gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để xuất ra thị trường nội địa. Trong trường hợp thông tin này là sự thật, doanh nghiệp sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, vụ việc Asanzo cần nhìn nhận nhiều chiều theo các khía cạnh pháp lý và kỹ thuật. Trong đó cần làm rõ các sản phẩm của Asanzo có đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Khoa học - Công nghệ quy định hay không. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần làm rõ việc ghi tờ khai thông quan là linh kiện trong khi sản phẩm dỡ từ container chuyển vào nhà máy lại là thành phẩm (như thông tin báo chí nêu), cần xem xét trách nhiệm giám sát của hải quan khi kiểm tra thông quan.

Nghi Asanzo nhap hang Trung Quoc gan mac Viet: Bo Cong Thuong vao cuoc
 Một số sản phẩm của Asanzo được giới thiệu trên website.

Tin mới