Bộ Công Thương sắp nhận về 544 tỷ đồng cổ tức từ VEAM

(Vietnamdaily) - Với việc nắm 88,47% vốn điều lệ, Bộ Công Thương sẽ nhận về khoảng 544 tỷ đồng.

HĐQT Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, VEA) vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ lợi nhuận còn lại của năm 2020 với tỷ lệ 4,627%. Việc chi trả cổ tức được thực hiện theo ý kiến của Bộ Công Thương.

Ngày chốt danh sách cổ đông 13/10, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 12/10. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 15/11.

Với hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính VEAM sẽ chi gần 615 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Trong đó, với việc nắm 88,47% vốn điều lệ, Bộ Công Thương sẽ nhận về khoảng 544 tỷ đồng.

Bo Cong Thuong sap nhan ve 544 ty dong co tuc tu VEAM
 

Trước đó, vào tháng 8, VEAM đã chi hơn 6.630 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 49,9%. Lúc đó, Bộ Công Thương đã nhận về khoảng 5.866 tỷ đồng. Như vậy, tổng tổng tỷ lệ cổ tức VEAM chia trong năm 2020 hơn 7.245 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, VEAM ghi nhận mức tăng trưởng khá trong nửa đầu năm. Động lực tăng trưởng đến cả từ hoạt động kinh doanh chính và phần lãi từ các công ty liên kết.

Được biết VEAM hiện sở hữu lượng cổ phần lớn tại ba đơn vị liên doanh gồm Honda Việt Nam, Ford Việt Nam và Toyota Việt Nam. Đây đều là doanh nghiệp được ví như “con gà đẻ trứng vàng” thường xuyên chi trả các khoản cổ tức lớn cho VEAM.

Theo báo cáo hợp nhất, lãi từ công ty liên doanh liên kết tăng trưởng 45% so với cùng kỳ, đạt 2.813 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 16% lên 2.044 tỷ đồng. Biên lợi nhuận tăng giúp lợi nhuận gộp nửa đầu năm cao gấp rưỡi cùng kỳ.

Do đó, dù doanh thu tài chính hụt đi phần nào do mặt bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường giảm đi đáng kể, lợi nhuận hợp nhất của VEAM vẫn tăng 39% lên 3.155 tỷ đồng.

Dù vậy, nếu chỉ tính riêng công ty mẹ, lợi nhuận của VEAM giảm 20%, từ 6.398 tỷ đồng nửa đầu năm 2020 xuống còn 5.125 tỷ đồng kỳ này. Nguyên nhân bởi cổ tức và lợi nhuận được chia từ các đơn vị có vốn góp của VEAM cùng lãi tiền gửi ngân hàng đều giảm.

VEAM lên kế hoạch lợi nhuận suy giảm về 5.930 tỷ, niêm yết cổ phiếu khi phù hợp

(Vietnamdaily) - Nguồn thu chính năm 2021 của công ty mẹ VEAM vẫn tiếp tục là từ hoạt động tài chính, dù vậy lợi nhuận sau cùng vẫn bị suy giảm đáng kể về còn 5.930 tỷ đồng.

Theo tài liệu đại hội cổ đông của Tổng Công ty Máy động lực và Nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA), năm 2021, VEAM cho rằng vẫn còn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ tiếp tục suy thoái. Bên cạnh đó, kế hoạch bàn giao cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước, niêm yết trên thị trường chưng khoán có tốc độ thực hiện chậm bởi cả yếu tốt khách quan và chủ quan.

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ khó có tăng trưởng cao khi các doanh nghiệp đầu ra gặp khó khăn đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng. Lĩnh vực động cơ và máy nông nghiệp liên tục sụt giảm trong nhiều năm gần đây, công ty mẹ không thể đầu tư khi chưa có phương án đột phá.

Vì sao VEAM nhận về loạt ý kiến ngoại trừ của kiểm toán?

(Vietnamdaily) - Báo cáo soát xét 6 tháng hợp nhất 2021 của Tổng Công ty Máy động lực và Nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA) ghi nhận loạt ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán. 

Theo đó, tại thời điểm 30/6/2021, VEAM chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với khoản phải thu khác ngắn hạn về các khoản hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên với số dư là 124 tỷ đồng. Các bằng chứng thu thập được không đảm bảo tính đầy đủ và thích hợp để kiểm toán có thể đánh giá được khả năng thu hồi cũng như xác định liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi hay điều chỉnh các khoản mục có liên quan trên báo cáo tài chính hợp nhất hay không.

Đồng thời, VEAM trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 236 tỷ đồng trong tổng giá trị hàng tồn kho tồn đọng, chậm luân chuyển hơn 108 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán cũng không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như các khoản mục có liên quan.