Bỏ dở livestream, cô gái vội nhập viện vì ăn nhầm lá độc

Đang hăng hái livestream trên mạng xã hội, một cô gái đã bất ngờ phải nhập viện cấp cứu vì vô tình ăn phải lá cây dứa dại mà tưởng lầm đó là lá cây lô hội.

Zhang, một phụ nữ người Trung Quốc 26 tuổi, thường livestream để kiếm tiền quảng cáo. Cô đã được trả tiền để ăn lá lô hội song lại bị đưa nhầm thành lá cây dứa dại (agave Americana) có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Bo do livestream, co gai voi nhap vien vi an nham la doc
Zhang ăn nhầm cây dứa dại. 
Khác với lá lô hội lành tính, cây dứa dại có độc tính cao và chứa một lượng lớn hợp chất kích thích crystaline oxylate. Loại cây này thường mọc ở các sa mạc ở Bắc Mỹ và có bề ngoài giống như cây lô hội. Dứa dại được bán sang Trung Quốc để làm cây cảnh.
Trong cuộc phát video trực tiếp, khán giả đã nghe thấy cô gái nói: “Điều này thật tuyệt” trước khi nếm thử lá dứa dại. Tuy nhiên tình thế nhanh chóng thay đổi khi cô gái hét lên: “Ôi, nó đắng. Nó thực sự rất đắng”.
Trước khi giọng cô gái lạc đi còn miệng thì cứng lại, cô cũng đã kêu thán về cảm giác đang cháy bỏng trong cổ họng. Zhang sau đó đã phải từ bỏ cuộc livestream và được đưa khẩn cấp tới bệnh viện.
Theo trang mạng có tên Shanghaiist, toàn bộ cơ thể của Zhang đã bị phát ban và phồng rộp. Các bác sỹ đã rửa ruột cho cô gái để loại bỏ hết độc tố từ loại lá mà cô ăn nhầm. Hiện sức khỏe của cô gái đã ổn định trở lại.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại lá bị bỏ quên

Có rất nhiều loại lá có dược tính vô cùng sáng giá, nhưng vì thấy nó đơn giản nên bạn bỏ quên.

Hãy tận dụng lá ớt

Ăn mướp thường xuyên, điều gì sẽ xảy ra?

Vì sao gia đình bạn nên ăn mướp thường xuyên - các bạn hãy tìm hiểu ngay hôm nay nhé!

Theo đông y, mướp hương vị ngọt, tính bình; có tác dụng làm điều kinh (phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm cả vỏ), ngừng bạch đới, bình can ngưng phong, làm mát, nhuận da, thông đại tiểu tiện; thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sốt cao phiền khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, bạch đới, viêm đường tiết niệu, sản phụ sữa không thông, táo bón (trái mướp nấu canh ăn).  Bởi vậy, bạn nên ăn mướp thường xuyên.

Tin mới