Bộ đội Việt Nam ăn Tết năm nay thế nào?

(Kiến Thức) - Bên cạnh hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu, trong dịp Tết Nguyên Đán 2016, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.

Bộ đội Việt Nam ăn Tết năm nay thế nào?
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?
Trong những ngày Tết Nguyên Đán 2016 vừa qua, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam liên tục duy trì sự cảnh giác cao độ, trực sẵn sàng chiến đấu nghiêm ngặt nhằm bảo đảm cho người dân có một cái Tết yên bình, no ấm. Ảnh: Kíp xe tăng T-54 thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 406) cơ động phương tiện làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) trong ngày 27 Tết. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-2
Tất nhiên, bên cạnh đó, các đơn vị QĐND Việt Nam cũng tổ chức hoạt động chuẩn bị đón Tết và ăn Tết, chơi Tết cho các chiến sĩ. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 406 tích cực sôi nổi tham gia Hội thi gói bánh chưng chào Xuân Bính Thân 2016. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-3
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 15 Vệ binh, Bộ Tham mưu, Quân khu 1 cùng đơn vị kết nghĩa gói bánh chưng. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-4
 Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 15 Vệ binh bày biện mâm ngũ quả. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-5
Hái hoa dân chủ đón giao thừa Tết Nguyên Đán 2016. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-6
Vào các ngày mùng 1 Tết, hầu hết các đơn vị trong toàn quân thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian dành cho các chiến sĩ. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-7
Kéo co là trò chơi ưa thích ở hầu hết các đơn vị bộ đội. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-8
 Các đơn vị đóng ở các vùng miền khác nhau thường sẽ có những trò chơi đặc trưng riêng. Ảnh: Trò chơi dân gian ở Quân khu 2. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-9
 Đi cầu treo ở đơn vị Quân khu 1. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-10
 “Nhảy bao bố”. Nguồn: QĐND
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-11
Các ngày Tết tiếp theo, nhiều đơn vị tổ chức thi đấu thể thao với các trò bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn... Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tăng 406 thi đấu bóng chuyền giao lưu với Đoàn thanh niên nơi đơn vị đóng quân. Nguồn: QĐND 
Bo doi Viet Nam an Tet nam nay the nao?-Hinh-12
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 31, Sư đoàn 309, Quân đoàn 4 chơi trò bịt mắt đập chướng ngại vật cùng đoàn viên thanh niên nơi đơn vị đóng quân. 

Tiêu chuẩn Tết Nguyên đán sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam

Theo tiêu chuẩn Tết Nguyên đán vừa được Cục Quân nhu thông báo, với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thì được hưởng 3 bánh chưng/người. 

Tiêu chuẩn Tết Nguyên đán sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam

Ảnh kinh hoàng trận chiến khủng khiếp Stalingrad

(Kiến Thức) - Trận chiến ở Stalingrad là một trận đánh đẫm máu nhất, khốc liệt nhất trong Thế chiến II và cũng là đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh.

Ảnh kinh hoàng trận chiến khủng khiếp Stalingrad
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)
 Trận chiến ở Stalingrad kéo dài từ ngày 23/8/1942 đến 2/2/1943 là một cuộc chiến dữ dội giữa Liên Xô và Đức để giành quyền kiểm soát thành phố Stalingrad ở phía tây nam Liên Xô. Trong ảnh là khung cảnh thành phố đổ nát tan hoang.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-2
 Được tiêu biểu bằng những trận cận chiến và những cuộc không kích trực tiếp vào dân thường, nó thường được coi là trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh. Trong ảnh là các binh sỹ Hồng quân trong cuộc chiến đường phố với quân Đức.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-3
 Cuối mùa hè năm 1942, Đức huy động Tập đoàn quân số 6 và một phần của Tập đoàn quân thiết giáp số 4 Panzer để chiếm Stalingrad. Cuộc tấn công được không quân hỗ trợ biến thành phố thành đống đổ nát. Trong ảnh là trung tâm thành phố Stalingrad sau khi thành phố được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-4
 Cả hai bên đổ thêm quân tiếp viện và giao tranh ác liệt. Đến giữa tháng 11/1942, Đức đẩy được lực lượng phòng thủ của Liên Xô về một khu vực hẹp dọc theo bờ Tây sông Volga sau khi đã trả một giá đắt. Ảnh: các binh sỹ Hồng quân trong một thời điểm chiến sự tạm lắng.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-5
 Ngày 19/11/1942, Hồng quân mở chiến dịch Uranus đánh vào lực lượng của Rumani và Hungary bảo vệ hai cánh của Tập đoàn quân 6 Đức. Hai lực lượng này bị thua chạy nên Tập đoàn quân 6 bị bao vây vào trong khu vực Stalingrad. Ảnh: Một binh sỹ Hồng quân chuẩn bị ném lựu đạn.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-6
 Hitler ra lệnh cho quân đội ở Stalingrad cố thủ và cho tiếp tế bằng đường hàng không đồng thời phá vây từ bên ngoài. Giao tranh ác liệt diễn ra trong 2 tháng tiếp theo. Trong ảnh là Hồng quân trong cuộc tấn công vào trong một ngôi nhà ở thành phố.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-7
 Đến đầu tháng 2/1943, các lực lượng phát xít tại đây cạn kiệt lương thực đạn dược. Các lực lượng còn lại của Tập đoàn quân 6 đầu hàng. Cuộc chiến tại Stalingrad kết thúc sau 5 tháng 1 tuần 3 ngày. Trong ảnh là một trận địa pháo phản lực Katyusha phóng vào quân Đức trong trận đánh Stalingrad ngày 6/10/1942.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-8
 Các tổn thất nặng nề mà quân Đức phải gánh chịu sau cuộc chiến ở Stalingrad đã làm cho nó trở thành cuộc quyết chiến chiến lược quyết định kết quả chiến tranh. Trong ảnh là binh sỹ một trung đoàn cối 120mm từ trận địa Bezdetko bắn vào vị trí quân Đức.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-9
 Đó là một bước ngoặt trong Thế chiến II. Từ đây quân Đức không bao giờ lấy lại được thế chủ động ở phía Đông và phải rút lui một lực lượng quân sự lớn từ phía Tây để thay thế thiệt hại của họ. Trong ảnh là lính bắn tỉa trong trang phục ngụy trang tiến vào một ngôi nhà đã bị phá hủy.
Nhung buc anh chua tung thay ve tran Stalingrad (cai tet)-Hinh-10
 Mũ của những người lính Liên Xô chiến đấu ở Stalingrad bị thủng vì đạn pháo chứng tỏ sự ác liệt của cuộc chiến ở đây. 

Việt Nam nên tham khảo pháo tự hành Jupiter V của Cuba?

(Kiến Thức) - Việt Nam có thể áp dụng cách tương tự Cuba đã tạo ra pháo tự hành Jupiter V có sức mạnh không thua kém mẫu pháo tiên tiến trên thế giới.

Việt Nam nên tham khảo pháo tự hành Jupiter V của Cuba?

Sau khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, Washington áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với La Habana. Hiện nay, Mỹ và Cuba đã cải thiện quan hệ ngoại  giao, nhưng lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực. Trong hơn 50 năm chịu lệnh cấm của Mỹ, nền kinh tế Cuba gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh bị bao vây kinh tế, công nghiệp quốc phòng Cuba vẫn có những bước phát triển vượt bậc. Cuba đã chế tạo thành công nhiều vũ khí hiện đại trong đó nổi bật là pháo tự hành Jupiter V 130 mm.

Tin mới