Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD xây dựng sách giáo khoa

(Kiến Thức) - Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này. Bộ đã trả lại cái 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ SGK và cũng để trong tài khoản của World Bank, không sử dụng.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 6/11 nóng lên khi đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đặt câu hỏi, Bộ GD&ĐT tham mưu khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục là 462 tỷ đồng. Vậy hiện trong thực tế, chúng ta đã chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia và vay Ngân hàng thế giới (WB) để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn bộ SGK và tài liệu, tổ chức tập huấn?
Bo GD&DT da tra lai 16,5 trieu USD xay dung sach giao khoa
 Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa, tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu USD là vay ODA, còn 3 triệu USD là vốn đối ứng.
"Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này. Do vậy, Bộ đã trả lại cái 16,5 triệu USD cho xây dựng bộ sách giáo khoa và cũng để trong tài khoản của World Bank, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa sử dụng" – ông Nhạ nói.
Số tiền còn lại, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học, đến tháng 12 năm nay, cố gắng phấn đấu tiêu được 12 triệu USD.
"Như vậy, cũng hơn 200 tỷ đồng và số tiền còn lại, sau khi rà soát tất cả chi phí mà không thiết thực, hiệu quả (liên quan đến tập huấn...).Vừa rồi chúng tôi xin trả lại Chính phủ và tổng số tiền trả lại là 29,7 triệu USD. Có nghĩa, số tiền tiết kiệm sẽ trả lại, chúng tôi chi vào cái khoản thực thi” - Bộ trưởng Nhạ khẳng định.
Hướng tới để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa sách giáo khoa, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sách giáo khoa và vẫn thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Do vậy, tiết kiệm tiền chi ngân sách cho biên soạn sách giáo khoa, trừ trường hợp không có bộ sách nào, không có cuốn sách nào mà các nhà xuất bản trình thì lúc ấy Bộ sẽ phải làm theo đúng Nghị quyết 122 của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Bộ GD&ĐT đã trả lại 16,5 triệu USD xây dựng sách giáo khoa

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Xóa độc quyền để có thị trường sách giáo khoa lành mạnh

Những hạn chế của SGK hiện hành sẽ được rút kinh nghiệm cho chương trình SGK sắp tới. Thị trường SGK từ năm sau sẽ lành mạnh, phong phú hơn so với thị trường hiện nay. 

Xoa doc quyen de co thi truong sach giao khoa lanh manh
 Rất nhiều cuốn SGK các cấp đều có phần chừa sẵn yêu cầu HS làm bài tập, điền vào chỗ trống. Trong ảnh: SGK Tiếng Việt lớp 4, SGK Hóa lớp 8 và SGK Toán lớp 4 đều có bài tập để HS viết vào. Ảnh: Nghiêm Huê.
Ðây cũng là điều mà cả xã hội đang mong chờ vào sự thay đổi “một chương trình nhiều bộ SGK” của Bộ GD&ÐT. Muốn vậy việc “cầm cân nảy mực” trong việc thẩm định nhiều bộ SGK tới đây sẽ phải hết sức chuyên nghiệp và công tâm.

SGK lớp 1 bị tố bịa chuyện, chủ biên thừa nhận viết lại

(Kiến Thức) - Nhiều phụ huynh than rằng, SGK Tiếng Việt 1 có một số bài tập đọc bịa chuyện. Trả lời báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên sách giáo khoa tiếng Việt của bộ Cánh diều thừa nhận có bài tập đọc được viết lại (phỏng theo).

Phụ huynh “ nhặt sạn” trong SGK Tiếng Việt lớp 1

Tin mới