Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng

Bộ đồ gốm này với 18 món, được tạo nên từ men hoàng tộc, một loại men cổ được các nghệ nhân Làng gốm Bát Tràng trực tiếp nghiên cứu và phục dựng.

Xuất hiện tại triển lãm nhân sự kiện chào mừng Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX ở Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô, bộ đồ thờ bằng gốm vẽ vàng 24K đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 1

Bộ đồ thờ bằng gốm 18 món này có giá lên tới hơn 400 triệu đồng.

Theo nghệ nhân Vương Thế Cường (Làng nghề Bát Tràng), người trực tiếp tham gia phục dựng dòng men cổ hoàng tộc thì bộ đồ thờ này được làm từ dòng men cổ sắc vàng đậm chất hoa văn thời Lý với biểu tượng rồng cuốn lá đề tại Hoàng Thành Thăng Long, hoạ tiết được đắp nổi, vẽ bằng vàng 24K làm nổi bật sự sang trọng.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 2

Hoạ tiết được đắp nổi và vẽ vàng 24K.

Dòng men này mới được phục chế thành công sau cả quá trình dày công nghiên cứu, tìm tòi, tầm soát nguyên liệu và hơn 1 năm thử nghiệm. Đó là các nguyên liệu hoá thạch tự nhiên tại hai vùng đất là đất Tổ Hùng Vương (Phú Thọ) và đất thiêng Yên Tử (Quảng Ninh), hoà quyện với nước sông Hồng và nung qua lửa đỏ.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 3

Toàn bộ được chế tác hoàn toàn thủ công.

Để nâng tầm giá trị hơn nữa cho sản phẩm, ngoài việc được chế tác thủ công thuận theo âm dương - ngũ hành thì còn được kết hợp với vàng 24K để vẽ những đường nét, tôn vinh màu sắc của sản phẩm, mang thêm tính hiện đại, bắt kịp với cuộc sống hiện nay.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 4

Dòng men này được nghiên cứu và phục dựng thành công bởi các nghệ nhân Làng gốm Bát Tràng.

Ngoài ra, trên mỗi sản phẩm tới tay khách hàng đều có hồ sơ, chứng nhận đảm bảo nguồn gốc.

Ông Tạ Văn Thắng, đại diện đơn vị sản xuất và phân phối bộ đồ gốm này cho biết, từ dòng men cổ này, doanh nghiệp mình đã chế tác ra những bộ đồ gốm mang giá trị truyền thống và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là đơn vị đầu tiên phục chế thành công dòng men hoàng tộc.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 5

Hoạ tiết được đắp nổi và sử dụng biểu tượng con Nghê theo lối thuần Việt, không bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 6

Từng sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng và chế tác tỉ mỉ, nổi bật đến từng chi tiết.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 7

Hoa văn được vẽ vàng 24K làm nổi bật hoa văn đắp nổi và sự sang trọng của sản phẩm.

Bộ gốm men cổ vẽ vàng được bán với giá gần nửa tỷ đồng ảnh 8

Mặc dù có giá hơn 400 triệu đồng nhưng bộ đồ thờ bằng gốm này đã có nhiều người đặt làm theo nguyên mẫu.

Bộ đồ thờ bằng gốm vẽ vàng 24k này được bán với giá hơn 400 triệu đồng. Ngay khi cho ra mắt, chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng theo nguyên mẫu”, ông Thắng thông tin.

Được biết, bộ gốm này được trưng bày tại Cung Văn hoá Hữu Nghị Việt Xô từ ngày 27-29/11/2022 nhân sự kiện chào mừng Đại biểu Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027.

Chiêm ngưỡng bảo vật Phật giáo của Việt Nam

Tượng Phật làm bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo, niên đại thế kỷ thứ 6, 7, khai quật tại Nhị Trường, Trà Vinh.
 Tượng Phật làm bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo, niên đại thế kỷ thứ 6, 7, khai quật tại Nhị Trường, Trà Vinh.

Tượng Phật bằng gỗ thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ 4 - 6.
 Tượng Phật bằng gỗ thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ 4 - 6.

Đầu tượng Phật làm bằng đá cát, thuộc văn hóa Champa, niên đại thế kỷ 9, được tìm thấy ở Thăng Bình, Quảng Nam.
 Đầu tượng Phật làm bằng đá cát, thuộc văn hóa Champa, niên đại thế kỷ 9, được tìm thấy ở Thăng Bình, Quảng Nam.

Mô hình tháp thờ Phật bằng đất nung, thời Đinh - Tiền Lê, thế kỷ 10 - 11. Hiện vật tại Vĩnh Phúc, thành Thăng Long, Hà Nội.
 Mô hình tháp thờ Phật bằng đất nung, thời Đinh - Tiền Lê, thế kỷ 10 - 11. Hiện vật tại Vĩnh Phúc, thành Thăng Long, Hà Nội.

Tượng thiên thần Kinnari làm bằng đá cát, vật trang trí kiến trúc tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thời Lý, năm 1066.
 Tượng thiên thần Kinnari làm bằng đá cát, vật trang trí kiến trúc tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thời Lý, năm 1066.

Tượng khỉ làm bằng đá cát có từ thời Lý (thế kỷ 12), được tìm thấy ở Ý Yên, Nam Định.
 Tượng khỉ làm bằng đá cát có từ thời Lý (thế kỷ 12), được tìm thấy ở Ý Yên, Nam Định.

Bệ chân cột chủa Phật Tích trang trí rồng, sen, dàn vũ công bằng đá, thời Lý, năm 1057.
 Bệ chân cột chủa Phật Tích trang trí rồng, sen, dàn vũ công bằng đá, thời Lý, năm 1057.

Quai hình rồng trên chuông chùa Vân Bản (Đồ Sơn, Hải Phòng) có từ thời Trần, thế kỷ 13 - 14.
 Quai hình rồng trên chuông chùa Vân Bản (Đồ Sơn, Hải Phòng) có từ thời Trần, thế kỷ 13 - 14.

Đèn hình đài sen làm bằng gốm men trắng, thời Lý, thế kỷ 11 - 13.
 Đèn hình đài sen làm bằng gốm men trắng, thời Lý, thế kỷ 11 - 13.

Tháp thờ Phật thời Trần làm bằng đất nung, thế kỷ 13 - 14.
 Tháp thờ Phật thời Trần làm bằng đất nung, thế kỷ 13 - 14.

Ván in sách kinh Phật bằng gỗ, thời Lê Sơ, thế kỷ 15, hiện vật tìm thấy ở quán Linh Tiên, Hoài Đức, Hà Nội.
 Ván in sách kinh Phật bằng gỗ, thời Lê Sơ, thế kỷ 15, hiện vật tìm thấy ở quán Linh Tiên, Hoài Đức, Hà Nội.

Tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng thuộc thời Mạc, thế kỷ 16.
 Tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng thuộc thời Mạc, thế kỷ 16.

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Hiện vật của chùa Chèm, Từ Liêm, Hà Nội.
 Tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. Hiện vật của chùa Chèm, Từ Liêm, Hà Nội.

Lư hương hình cánh sen làm bằng gốm men rạn thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705 - 1719), sản phẩm của lò gốm Bát Tràng, Hà Nội.
 Lư hương hình cánh sen làm bằng gốm men rạn thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705 - 1719), sản phẩm của lò gốm Bát Tràng, Hà Nội.

Tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen làm bằng gỗ sơn son, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18.
 Tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen làm bằng gỗ sơn son, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18.

Tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18, tìm thấy ở Nghệ An.
 Tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18, tìm thấy ở Nghệ An.

Mõ làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19.
 Mõ làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19.

Tượng hộ Pháp lằm bằng gốm men trắng, thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.
 Tượng hộ Pháp lằm bằng gốm men trắng, thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.

Tượng Phật Thích Ca sơ sinh làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Nguyễn, thế kỷ 19.
 Tượng Phật Thích Ca sơ sinh làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Nguyễn, thế kỷ 19.

Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18.
 Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18.

Đồ gốm “ghi nhớ” hình dáng

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và đồng nghiệp Singapore đã chế tạo ra loại gốm có khả năng quay trở lại hình dáng sau khi bị bẻ cong. 

Ai cũng biết gốm là vật liệu rất dễ bị nứt vỡ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và đồng nghiệp Singapore đã chế tạo thành công một loại gốm có khả năng quay trở lại hình dáng cũ sau khi bị bẻ cong. 
Theo các nhà khoa học thì họ đã phát triển các mẫu gốm nhỏ có khả năng "ghi nhớ" hình dáng. Khi bị bẻ cong rồi được nung lên, chúng sẽ quay trở lại hình dáng cũ. GS Christopher Schuh thuộc MIT cho biết, các vật liệu có khả năng ghi nhớ hình dáng đã xuất hiện từ thập niên 1950. 

Tin mới