Bộ GTVT nói gì về việc bỏ xử phạt khi không mua bảo hiểm xe máy?
Bộ GTVT vừa trả lời kiến nghị cử tri TP HCM liên quan đến quy định xử phạt đối với việc bắt buộc phải mua bảo hiểm tự nguyện cho xe mô tô, xe gắn máy.
Thiên Tuấn
Theo kiến nghị của người dân, người đi xe mô tô, xe gắn máy không mua bảo hiểm tự nguyện khi vi phạm giao thông sẽ bị phạt 150.000 đồng. Tuy nhiên, khi người dân mua bảo hiểm đối với xe mô tô, xe gắn máy gặp tai nạn xảy ra, thì đơn vị (công ty) bán bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy lại không có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người dân. Do vậy, Bộ nên xem xét bỏ quy định xử phạt đối với người tham gia giao thông phải bắt buộc mua bảo hiểm tự nguyện cho xe mô tô, xe gắn máy... Trả lời kiến nghị này, Bộ GTVT cho biết: Tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định: 1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. 2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai...
Bộ GTVT trả lời vấn đề quy định xử phạt đối với người tham gia giao thông phải bắt buộc mua bảo hiểm tự nguyện cho xe mô tô, xe gắn máy.
Như vậy, đối với kiến nghị này cần phải nghiên cứu sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm của chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của chủ phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ.
Với nội dung kiến nghị về việc kiểm tra, giám sát cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình giao thông không đảm bảo chất lượng kiểm định, không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn, Bộ GTVT cho biết: Luật Xây dựng năm 2014 quy định nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng, phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị và phương tiện thi công, phương tiện ra vào công trường, công trình ngầm và các công trình liền kề trong quá trình thi công xây dựng công trình; đảm bảo phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình và nhà thầu phụ thực hiện; thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra (tại các Điều 109, 111, 113, 115). Bên cạnh đó Luật Xây dựng năm 2014 cũng đã quy định cụ thể về việc kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư dự án trong việc thi công xây dựng công trình, trong đó bao gồm: tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng; kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi 3 công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn, có sự cố gây mất an toàn công trình (tại Điều 112, 115).
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng có quy định về việc thi công trên đường bộ đang khai thác, theo đó nhà thầu chỉ được tiến hành thi công khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải thực hiện theo đúng nội dung của giấy phép và quy định của pháp luật về xây dựng, phải bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công và thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn; nhà thầu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt (Điều 47).
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn triển khai hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ và tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu, bổ sung quy định để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lý công trình đường bộ, nhà thầu thi công xây dựng trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, theo đó tại khoản 3 Điều 25 dự thảo Luật Đường bộ quy định “Đơn vị quản lý công trình đường bộ, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì, bảo hành công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ”, đồng thời tại khoản 6 Điều 25 dự thảo Luật Đường bộ cũng giao “Chính phủ quy định chi tiết về việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ”.
Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Đường bộ và các Nghị định hướng dẫn chi tiết tiết Luật Đường bộ (sau khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua), Bộ GTVT sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định này để đảm bảo quy định rõ việc kiểm tra, giám sát cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình giao thông không đảm bảo chất lượng kiểm định, không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn; đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
>>> Mời độc giả xem thêm video Biến đổi khí hậu, nhiều nước triển khai bảo hiểm thời tiết:
Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.
Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng
Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.