Bộ NN&PTNT cấm chế biến hải sản không an toàn ở miền Trung

(Kiến Thức) - Bộ NN&PTNT vừa có công văn hướng dẫn các biện pháp ứng phó với hải sản chết bất thường, trong đó cấm chế biến hải sản không an toàn ở miền Trung

Bộ NN&PTNT cấm chế biến hải sản không an toàn ở miền Trung
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám vừa có công văn hướng dẫn các biện pháp ứng phó với hải sản chết bất thường tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Cụ thể, công văn yêu cầu các địa phương tuyệt đối không chế biến làm thực phẩm cho con người hoặc thức ăn chăn nuôi với hải sản chết dạt bờ, hải sản đánh bắt trong vùng biển 20 hải lý trở vào mà có kết quả kiểm định là hải sản không an toàn ở miền Trung (bao gồm tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).
Bên cạnh đó, các địa phương phải thu gom, vận chuyển hải sản không an toàn đến nơi chôn lấp đã được chuẩn bị sẵn. Nơi chôn lấp phải cách xa và không làm ô nhiễm vùng nước biển, nguồn nước ngọt, khu dân cư, khu đô thị, trường học, bãi tắm, khu du lịch… Khi chôn lấp, người dân cần bổ sung hóa chất như vôi bột, các loại hóa chất chuyên dụng được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản, không làm ô nhiễm môi trường.
Người dân có hải sản khai thác được cơ quan chức năng xác định không an toàn cũng buộc phải tiêu hủy và được hỗ trợ theo quy định.
Bo NN&PTNT cam che bien hai san khong an toan o mien Trung
 Cá chết hàng loạt ở miền Trung. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Bộ Nông nghiệp đề nghị các Sở Nông nghiệp hướng dẫn cơ sở nuôi trồng hải sản, thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường. Đặc biệt, cơ sở nuôi trồng hải sản không được lấy trực tiếp nước biển vào ao, đầm, bể nuôi.
Cụ thể, đối với các trường hợp bắt buộc phải lấy nước biển vào vùng nuôi, người dân chỉ nên lấy nước lấy nước tầng mặt lúc đỉnh triều, không cấp trực tiếp nước biển vào ao đầm, bể nuôi mà phải lấy nước biển qua ao chứa, ao lắng và thực hiện quy trình xử lý nước trước khi cấp vào ao đầm, bể nuôi.
Bộ Nông nghiệp cũng yêu cầu các địa phương phải xác nhận hải sản khai thác ở vùng biển ngoài khu vực 20 hải lý trở ra tính từ bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Việc giám sát, xét nghiệm hải sản này diễn ra hàng ngày.

Kho đông lạnh bốc cháy trong chợ, hàng trăm người hoảng loạn

(Kiến Thức) - Kho đông lạnh bốc cháy trong chợ khiến hàng trăm người dân hoảng loạn, nhốn nháo bỏ chạy thoát thân.

Kho đông lạnh bốc cháy trong chợ, hàng trăm người hoảng loạn

Vụ kho đông lạnh bốc cháy trong chợ xảy ra vào sáng 2/11 tại địa bàn xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) khiến nhiều người hoảng hốt, ước tính thiệt hại gần 700 triệu đồng.

Một số tiểu thương kinh doanh trong chợ Hôm (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho hay, vào khoảng 8h ngày 2/11, nhiều người phát hiện một ngọn lửa kèm theo những tiếng nổ và khói đen bốc lên nghi ngút tại kho đông lạnh chứa hải sản nằm trong chợ nên vội hô hoán nhau bỏ chạy.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm vụ cá chết hàng loạt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại miền Trung.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm vụ cá chết hàng loạt
Văn phòng Chính phủ chiều ngày 25/4 vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về hiện tượng hải sản chết hàng loạt, bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

Giám đốc và con gái 5 tuổi tự tử: Từng báo trước về cái chết

Anh Lê Vũ Bình (39 tuổi, giám đốc công ty Tấn Phát) cùng con gái 5 tuổi tự tử gây xôn xao dư luận.

Giám đốc và con gái 5 tuổi tự tử: Từng báo trước về cái chết
Mới đây, trường hợp anh Lê Vũ Bình (39 tuổi, giám đốc công ty Tấn Phát) cùng con gái 5 tuổi tự tử gây rúng động dư luận. Khoảng 5h sáng ngày 30/4, thì chị Hòa gọi điện thoại nhưng anh Bình không nghe máy, sau đó vài phút, anh Bình nhắn tin lại "Giờ này vẫn còn sống". Theo nguồn tin Tuổi Trẻ TP.HCM, vào khoảng 12h30 ngày 30/4, người dân trong khu dân cư Đông Xuân An, P.Xuân An, TP Phan Thiết (Bình Thuận) nghe tiếng kêu thất thanh từ trụ sở Công ty TNHH Xây lắp thương mại Tấn Phát ở nhà lô I.

Tin mới