Bò sát lớn như chó, có nọc độc trước khi rắn xuất hiện

Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện loài bò sát giống với động vật có vú, kích thước tương đương loài chó, có nọc độc sớm hơn cả rắn.

Daily Mail dẫn nguồn tin từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand, Johannesburgm Nam Phi cho biết, Euchambersia là loài bò sát sống cách đây 260 triệu năm. Chúng có kích thước chiều ngang từ 40-50cm, tương đương một con chó.
Bo sat lon nhu cho, co noc doc truoc khi ran xuat hien
Phác họa hình ảnh Euchambersia. 
Euchambersia sống ở Karroo, gần Colesberg, Nam Phi trong kỷ Permo-Triassic, trước thời đại khủng long.
Không giống như loài rắn tiêm nọc độc trực tiếp thông qua rãnh kim trong răng, nọc độc của Euchambersia được truyền sang nạn nhân thông qua các rãnh và kênh nhỏ chạy dọc theo phía ngoài của răng nanh.
Bo sat lon nhu cho, co noc doc truoc khi ran xuat hien-Hinh-2
Phần hộp sọ của Euchambersia có lỗ sâu phía sau răng nanh, có thể là nơi sản xuất nọc độc. 
Dựa trên bức ảnh chụp CT hai hộp sọ loài Euchambersia, các nhà khoa học nhận thấy một lỗ sâu và tròn phía sau răng nanh, có thể là nơi sản xuất nọc độc.
Julien Benoit, nhà nghiên cứu tại Viện Bernard Price, thuộc Đại học Witwatersrand, Nam Phi, người dẫn đầu nghiên cứu nói: “Đây là bằng chứng đầu tiên về động vật xương sống có nọc độc lâu đời nhất được tìm thấy, và còn đáng kinh ngạc hơn là nó không thuộc các loài mà chúng ta vẫn nghĩ”.
Ngày nay, loài rắn nổi tiếng với những vết cắn có nọc độc, Nhưng hóa thạch của chúng chỉ xuất hiện cách đây 167 triệu năm. Có thể nói, Euchambersia đã sở hữu nọc độc trước rắn cả trăm triệu năm, trước khi những con rắn đầu tiên ra đời, ông Benoit nói thêm.
Các nhà nghiên cứu có thể phân tích tuyến nọc độc vì hiện vật mà họ có được không hóa thạch. Các nhà nghiên cứu đã mô tả cấu tạo giải phẫu nơi sản xuất nọc độc đáo này của loài Euchambersia trên tạp chí POLS ONE.
Nhóm nghiên cứu hiện chưa biết chắc vì sao Euchambersia lại phát triển khả năng sản xuất nọc độc. Nhưng họ cho rằng, nọc độc có thể giúp Euchambersia tự vệ và săn mồi.
“Euchambersia có thể sử dụng nọc độc để tự vệ và săn mồi, giống như các sinh vật có độc ngày nay”, Tiến sĩ Benoit nói.
Ngày càng nhiều các loài động vật có vú hoặc bò sát giống với động vật có vú mang nọc độc được phát hiện trong những năm qua. Họ tin rằng loài động vật có vú từng có nọc độc cách đây hàng triệu năm trước nhưng đã dần mất đi khả năng này.
Một số gene quyết định việc hình thành nọc độc sau này lại được kích hoạt, khiến cho một số loài lại trở nên có độc, nhóm nghiên cứu giải thích.

Lạ lùng loài thạch sùng biết bay và tàng hình của VN

(Kiến Thức) - Rất nhiều điều lạ lùng của thế giới bò sát đã được hội tụ trong loài thạch sùng đuôi thùy của Việt Nam.

Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt.
 Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt.

Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng.
 Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng.

Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống.
 Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống.

Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.
 Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.

Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi.
 Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi.

Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.
 Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.

Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác.
 Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác.

Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á.
 Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.
 Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.

Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.
 Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.

Những động vật màu tím lịm kỳ dị nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Màu tím là một sắc màu rất hiếm gặp trong thế giới các loài động vật. Dù vậy, có thể tìm thấy khá nhiều loài ở Việt Nam mang màu sắc này.

Ếch giun (Ichthyophis bannanica) là một loài vật kỳ lạ, không phải chỉ vì chúng là một loài ếch nhái có hình dạng y hệt giun mà còn vì làn da màu tím hiếm có trong thế giới loài vật. Loài động vật màu tím này xuất hiện tại nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam.
Ếch giun (Ichthyophis bannanica) là một loài vật kỳ lạ, không phải chỉ vì chúng là một loài ếch nhái có hình dạng y hệt giun mà còn vì làn da màu tím hiếm có trong thế giới loài vật. Loài động vật màu tím này xuất hiện tại nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam. 
Nếu ai đó cho rằng thắn lằn là loài động vật xấu xí, chắc chắn họ sẽ phải thay đổi quan niệm khi bắt gặp thằn lằn ngươi tròn Hòn Khoai (Cnemaspis psychedelica) vì loài thằn lằn này… quá lộng lẫy. Toàn bộ mặt trên của thân chúng được nhuộm một màu tím êm dịu, chân, đuôi và bụng có màu cam rực rỡ… Thằn lằn ngươi tròn hòn khoai là một loài động vật đặc hữu của Vệt Nam, phân bố tại đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Cà Mau.
 Nếu ai đó cho rằng thắn lằn là loài động vật xấu xí, chắc chắn họ sẽ phải thay đổi quan niệm khi bắt gặp thằn lằn ngươi tròn Hòn Khoai (Cnemaspis psychedelica) vì loài thằn lằn này… quá lộng lẫy.  Toàn bộ mặt trên của thân chúng được nhuộm một màu tím êm dịu, chân, đuôi và bụng có màu cam rực rỡ… Thằn lằn ngươi tròn hòn khoai là một loài động vật đặc hữu của Vệt Nam, phân bố tại đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Cà Mau.

Tin mới