Bộ Tài chính: Khối lượng mua lại trái phiếu trước hạn đạt 161.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Đến 25/11, khối lượng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp là 161.000 tỷ đồng và bằng 114% năm 2021. 

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 1/12, phóng viên có đặt câu hỏi về nhiều nhà đầu tư sốt ruột vì đến hạn trả lãi trái phiếu mà nhiều công ty không trả. Ví dụ nhóm nhà đầu tư Apax đến tận công ty mà vẫn chưa được trả lãi một số trái phiếu sắp đáo hạn. Vậy Bộ Tài chính có biện pháp gì để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư và để các doanh nghiệp trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn?

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Thứ nhất là khối lượng phát hành, trong thời gian qua, tính đến 25/11 có xu hướng giảm, tồn đọng 331.800 tỷ, giảm 31,6% so với cùng kỳ 2021, đặc biệt là giảm dần qua các quý.

Trong khi đó có hiện tượng mua lại trước hạn, tức là trái phiếu chưa hết hạn thì doanh nghiệp phát hành mua lại hoặc là nhà đầu tư đề nghị mua lại. Tình hình này nhiều, phản ánh sự khó khăn, phản ánh niềm tin trên thị trường.

Đến 25/11, khối lượng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp là 161.000 tỷ đồng và bằng 114% của khối lượng mua lại năm 2021.

Bo Tai chinh: Khoi luong mua lai trai phieu truoc han dat 161.000 ty dong
 Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi.

Thứ hai, đánh giá niềm tin của thị trường giảm sút, ảnh hưởng rất lớn, rất nhiều đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

"Chúng tôi đánh giá nguyên nhân của niềm tin thị trường có nhiều, nhưng có một số nguyên nhân như sau: Một số vụ việc vi phạm từ doanh nghiệp phát hành, ngân hàng thương mại mà chúng ta phải xem xét và xử lý. Từ những vi phạm ấy ảnh hưởng tới niềm tin của thị trường, niềm tin của các nhà đầu tư, niềm tin của doanh nghiệp tư vấn, và của chính doanh nghiệp phát hành" - Thứ trưởng cho hay.

Theo ông Chi, tin đồn không chính xác cũng ảnh hưởng, đặc biệt trong điều kiện công nghệ thông tin hiện nay. Bộ Công an đã xử lý rất nghiêm một số vụ việc, báo chí cũng đã đóng góp rất nhiều vào việc hạn chế tin đồn thất thiệt ảnh hưởng tới niềm tin của thị trường.

Các doanh nghiệp phát hành đang gặp khó khăn về thanh khoản, về dòng tiền, về tín dụng và thị trường bất động sản khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu cũng khó khăn.

Theo ông, vừa rồi Chính phủ đã ban hành Nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 153. Nghị định 65 ra đời đã kịp thời tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường, xử lý các vấn đề bất cập cũng như bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất rõ phải rà soát ngay, kể cả Nghị định 165 vừa mới ban hành, để nếu có vấn đề gì, tình hình biến đổi như thế nào và cần bổ sung hoặc thay đổi thì phải thực hiện ngay để thị trường quay trở lại.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang khẩn trương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề pháp lý liên quan đến Nghị định 165 và các quy định liên quan, và trong thẩm quyền của Chính phủ sẽ xem xét giải quyết trong tháng 12.

"Với những việc đó, chúng tôi tin rằng sẽ góp phần ổn định và đưa các doanh nghiệp phát hành, các nhà đầu tư sớm quay lại thị trường và để thị trường phát triển, vận hành một cách bình thường trở lại." - Thứ trưởng Chi nói.

Đổi trái phiếu lấy bất động sản: Dấu hiệu khá tích cực cho vấn đề thanh khoản

(Vietnamdaily) - Thị trường trái phiếu ngày càng nóng dần khi cận kề hạn phải trả của các đợt phát hành đồng thời tình trạng doanh nghiệp “khát tiền”. Vừa qua thị trường đã được chứng kiến nhiều hình thức tái cấu trúc nợ khác nhau, trong đó có việc chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp sang sản phẩm bất động sản.

Xuất hiện tình trạng đổi trái phiếu lấy bất động sản…

Theo thông báo của một doanh nghiệp bất động sản gửi đến khách hàng, có 2 lựa chọn nhằm bảo đảm an toàn cho trái chủ khi có giao dịch với doanh nghiệp.

Nhà đầu tư ngoại 'đỡ' thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 11

(Vietnamdaily) - Động lực quan trọng nhất để thị trường tháng 11 phục hồi đến từ khối ngoại với lực mua bất ngờ xuất hiện khi thị trường rơi về đáy ngắn hạn.
 

Tháng 11 ghi nhận nhiều kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam. VN-Index đã có những nhịp điều chỉnh giảm mạnh nhất thế giới thủng đáy 900 về vùng 880 điểm trong phiên 16/11. Nhưng sau đó lại tăng trưởng mạnh trong 5 phiên cuối tháng 11 tiến lên vùng 1.048 điểm. 

Theo đó, VN-Index đã lấy lại 137 điểm (tăng hơn 15%) so với mức đáy hồi giữa tháng 11. Mức giảm từ đầu năm theo đó thu hẹp đáng kể từ trên 40% xuống còn 30%.