Bộ Tài nguyên-Môi trường lên kế hoạch thanh tra đất đai tại các dự án BĐS

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất dự án phát triển nhà ở, Condotel, khu công nghiệp… và sử dụng đất của các nông, lâm trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021.

Trong đó, Bộ yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; việc quản lý, sử dụng đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Đồng thời, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc sử dụng đất khi thực hiện các dự án khu đô thị, phát triển nhà ở, dự án kinh doanh dịch vụ du lịch có bán biệt thự, căn hộ khách sạn (Condotel); việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp.

Bo Tai nguyen-Moi truong len ke hoach thanh tra dat dai tai cac du an BDS

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất tại các dự án nhà ở, Condotel, khu công nghiệp và sử dụng đất của các nông, lâm trường. Trong ảnh: Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu nằm trong kế hoạch thanh tra năm 2020 nhưng sau đó kế hoạch thanh tra bị hủy bỏ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Dự án này liên tục điều chỉnh quy hoạch, trong đó chủ đầu tư chỉ lo chuyển đổi các khu đất vốn đất công cộng, thành loạt chung cư cao tầng chọc trời hàng nghìn căn hộ trong khi khu đất xây trường học thì bỏ hoang.

Trước đó, theo kế hoạch năm 2020, đoàn thanh tra do Tổng Cục Quản lý đất đai dẫn đầu sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng, có dấu hiệu trong sai phạm trong quản lý, sử dụng đất theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội.

Trọng tâm là việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất…

Cụ thể, tại Hà Nội đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra các dự án gồm: Dự án khu đô thị "Thành phố Giao Lưu" tại quận Bắc Từ Liêm của Công ty CP đầu tư và xây dựng quốc tế Vigeba; Dự án khu đô thị mới thuộc khu đô thị Đại học Vân Canh (An Lạc Green Symphony) tại huyện Hoài Đức của Công ty CP đầu tư An Lạc,...

Cũng tại Hà Nội ngoài các nội dung thanh tra nêu trên, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại 4 dự án sân Golf (Sóc Sơn; sân golf Sky Lake Chương Mỹ; sân golf Vân Trì Golf Club - Đông Anh và sân golf Đông Anh).

Trong khi đó, tại TPHCM, đoàn thanh tra sẽ thanh tra loạt dự án gồm: Dự án khu nhà ở xã hội – khu nhà ở thương mại Vạn Gia Phúc (The Western Capital) tại số 116 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6 của Công ty TNHH quản lý bất động sản Hoàng Phúc; Dự án Khu nhà ở 1 Bis – 1 Kep Nguyễn Đình Chiểu (phường Đa Kao, quận 1) của Công ty TNHH Bến Thành – Sao Thuỷ; Dự án khu dân cư và du lịch, văn hoá, giải trí (The Water Bay) tại phường An Phú, quận 2 của Công ty TNHH Quốc tế Thế kỷ số 21.

Tuy nhiên, vào tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký quyết định yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai không thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án bất động sản có dấu hiệu sai phạm về đất đai trong năm 2020 tại nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Bình Thuận, Quảng Nam...

Đồng thời hủy kế hoạch kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất các dự án, công trình không triển khai hoặc chậm đưa đất vào sử dụng tại các tỉnh Quảng Bình, Thái Nguyên, Cà Mau.

Lý do hủy thanh tra được đưa ra là do các địa phương này đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19.

Kiến nghị toà nhà từ 30 tầng trở lên phải có tầng lánh nạn

(Vietnamdaily) - Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng, UBND TP HCM kiến nghị xây phòng lánh nạn tại các chung cư cao tầng.

Theo HoREA, Nhà nước đã chủ trương phát triển nhà chung cư cao tầng tại các đô thị. Việc này nhằm để sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, dành nhiều không gian trên mặt đất cho giao thông, cây xanh, mặt nước, dịch vụ và tiện ích đô thị.

Ngay từ năm 2005, Luật Nhà ở tại Khoản 2 Điều 24 đã quy định tại đô thị loại đặc biệt có tối thiểu 60% diện tích sàn là nhà chung cư; đô thị loại 1 và loại 2 có tối thiểu 40%; đô thị loại 3 có tối thiểu 20% diện tích sàn là nhà chung cư. Đến năm 2014, tại Khoản 4 Điều 14 Luật Nhà ở quy định đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư.

Long An tìm nhà đầu tư cho 2 dự án hơn 10.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa công bố 2 dự án tìm nhà đầu tư tại huyện Cần Giuộc với vốn hơn 10.000 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án Khu đô thị Phước Lại tại xã Phước Lại có vốn đầu tư gần 7.187 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Phía Bắc dự án giáp sông Rạch Dừa; phía Nam giáp khu dân cư An Phước - Sài Gòn; phía Đông giáp Khu dân cư, thương mại, dịch vụ Tân Tập – Long Hậu I, II và phía Tây giáp sông Cần Giuộc.

Theo đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000, Khu đô thị Phước Lại có tổng diện tích 820 ha với tính chất là khu dân cư đô thị theo mô hình đô thị thông minh, đô thị nén và hiện đại. Quy mô dân số dự kiến 160.000 người. Tầng cao xây dựng toàn khu tối đa 30 tầng.