Bộ tộc châu Phi tổ chức cuộc thi cho đàn ông béo bụng

Tại một vùng hẻo lánh ở thung lũng Omo, miền Nam Ethiopia, đàn ông béo bụng được coi là vô cùng ấn tượng, thậm chí là hấp dẫn. Người có vòng bụng to nhất được trao danh hiệu cao quý “Người béo của năm”.

Hàng năm, bộ tộc Bodi ở miền Nam Ethiopia thường tổ chức một lễ hội đặc biệt để tôn vinh người đàn ông béo bụng nhất. Để chuẩn bị cho sự kiện này, những người dự thi sẽ phải trải qua hành trình vỗ béo kéo dài 6 tháng đầy gian nan.
Béo phì và bụng phệ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn bị coi là thiếu thẩm mỹ trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, tại một vùng hẻo lánh ở thung lũng Omo, miền Nam Ethiopia, đàn ông béo phì được coi là vô cùng ấn tượng, thậm chí là hấp dẫn.
Bo toc chau Phi to chuc cuoc thi cho dan ong beo bung
Người đàn ông bộ tộc Bodi tham dự lễ hội Ka'el. Ảnh: Facebook. 
Bodi, bộ tộc nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, sẽ tôn vinh và thể hiện tình yêu với những người bụng phệ trong lễ hội hàng năm mang tên Ka'el. Trong đó, người đàn ông có vòng bụng to nhất được trao danh hiệu cao quý “Người béo của năm” và nhận được sự tôn trọng của toàn bộ người dân trong bộ tộc suốt cuộc đời.
Để có được vòng bụng to béo, những người đàn ông thuộc bộ tộc châu Phi này phải thực hiện chế độ ăn uống đầy gian nan. Họ phải vỗ béo bằng sữa bò hoặc sữa chua, mật ong, thậm chí là tiết bò tươi trong vài tháng trước khi lễ hội diễn ra.
Bo toc chau Phi to chuc cuoc thi cho dan ong beo bung-Hinh-2
Ở bộ tộc Bodi (Ethiopia), những người đàn ông hấp dẫn nhất là những người có vòng bụng to nhất. Ảnh: Facebook 
Trong suốt quá trình vỗ béo, những người đàn ông sẽ “kiêng” hầu hết mọi hoạt động thể chất. Họ ở trong một túp lều và phụ nữ trong bộ lạc sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc cho những người đàn ông chuẩn bị tranh tài.
Trong quá trình vỗ béo, một số người lên cân nhiều đến mức gần như không thể di chuyển được. Nhưng đó là sự hy sinh mà họ sẵn sàng đánh đổi để có được sự tôn trọng của bộ lạc.
Bo toc chau Phi to chuc cuoc thi cho dan ong beo bung-Hinh-3
 Bodi là bộ tộc duy nhất có văn hóa nghi lễ béo. Ảnh: Facebook.
Vào ngày tổ chức lễ hội Ka’el, thường diễn ra vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm, những người đàn ông phủ đất sét và tro lên người sẽ phô bày những chiếc bụng mỡ cho mọi người xem. Những người trong bộ lạc sẽ bầu chọn người có bụng phệ nhất. Sau lễ hội, bụng của họ sẽ trở lại kích thước bình thường trong vòng vài tuần.
Phần thưởng duy nhất cho người chiến thắng trong cuộc thi này chính là danh tiếng và sự tôn trọng. Đây là một vinh dự cao quý đối với người Bodi, bởi người chiến thắng này đồng nghĩa với việc họ được tôn vinh là anh hùng của bộ tộc trong suốt quãng đời còn lại.

Kỳ lạ bộ tộc có lễ hội phụ nữ vẫn được chọn trai đẹp vui vẻ 7 ngày

 Bộ tộc Wodaabe theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ có những quyền hạn vượt ngoài sức tưởng tượng của xã hội bên ngoài.

Wodaabe là bộ tộc sống tập trung ở Tây Phi. Họ có truyền thống sống du mục nên lãnh thổ kéo dài qua nhiều quốc gia châu Phi. Theo nghiên cứu, Woodaabe xuất hiện trải dài từ miền nam Niger qua phía bắc Nigeria, đông bắc Cameroon, Tây Nam Chad, phía tây Cộng hòa Trung Phi và đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ky la bo toc co le hoi phu nu van duoc chon trai dep vui ve 7 ngay
Những người phụ nữ ở Wodaabe nắm nhiều quyền lực. 

Bộ tộc kỳ lạ, phụ nữ xăm hình lên mặt...tránh bị bắt cóc

Trong hơn 1.000 năm, phụ nữ bộ tộc Chin sinh sống ở bang Chin của Myanmar vẫn thường xăm hình trên mặt nhằm ngăn bị các đối thủ bắt cóc.

Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc

Lai Tu Chin là một bộ tộc kỳ lạ sống chủ yếu dọc hai bên bờ sông Laymro, bang Mrauk U và bang Chin của Myanmar.

Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-2
Thời xưa, phụ nữ bộ tộc Chin thường xăm hình trên mặt để ngăn chặn các đối thủ bắt cóc họ. Những người phụ nữ này còn được gọi là “người mặt hổ”.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-3
Thế nhưng, phụ nữ bộ tộc Chin ngày nay không còn xăm mặt nữa. Những người có hình xăm trên mặt là thế hệ cuối cùng duy trì tập tục và hiện đã lớn tuổi.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-4
Từ năm 1962, chính phủ Myanmar cấm tập tục xăm mặt trong nỗ lực xóa bỏ hủ tục và hiện đại hóa đất nước. 
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-5
Theo truyền thuyết của bộ tộc Chin, thuở xưa, có một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên bắt một số người về làm vợ. Từ đó, các cô con gái người Chin lên 11 - 15 tuổi thì buộc phải xăm lên mặt, nhằm che giấu dung nhan, tránh bị bắt cóc.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-6
Các hình xăm được tạo ra bằng thứ mực chế từ các thành phần tự nhiên, như cây lá, như bồ hóng từ nắp đậy nồi. Hình xăm dạng mạng nhện, được để mờ dần theo năm tháng, nhưng không hoàn toàn biến mất.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-7
Do mực không được pha quá đậm như mực xăm tiêu chuẩn, nên sự mờ theo thời gian này đã làm cho vẻ đẹp của phụ nữ Lai Tu Chin trở nên độc đáo.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-8
Đặc biệt, khi phụ nữ lớn lên theo tuổi tác, nhất là khi về già, nhờ những hình xăm nói trên, tạo cho họ khuôn mặt rất ấn tượng, đặc biệt là những đường viền mang nét đặc trưng "bản quyền" chỉ phụ nữ Lai Tu Chin mới có.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-9
Nhiếp ảnh gia người Australia Dylan Goldby từng giới thiệu những bức ảnh về những khuôn mặt nghệ thuật của phụ nữ Lai Tu Chin.
Bo toc ky la, phu nu xam hinh len mat...tranh bi bat coc-Hinh-10
Ngoài ra, nhiếp ảnh gia người Ý Marco Vendittelli cũng từng thực hiện bổ ảnh độc đáo về những người phụ nữ xăm mặt cuối cùng của bộ tộc Chin ở Myanmar.

Tin mới