Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn lần đầu trả lời chất vấn Quốc hội

Sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào đạo Nguyễn Kim Sơn sẽ có lần đầu tiên "đăng đàn" trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri về một số vấn đề của ngành.

Tư lệnh ngành Giáo dục ngồi "ghế nóng" trong bối cảnh học sinh nhiều nơi phải học online từ đầu năm học 2021-2022 đến nay do ảnh hưởng dịch COVID-19. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn về một số vấn đề của ngành giáo dục, trong đó có việc học sinh học online kéo dài và cho trẻ trở lại trường.
Bo truong GD&DT Nguyen Kim Son lan dau tra loi chat van Quoc hoi
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lần đầu tiên "đăng đàn" trả lời chất vấn. 
Cụ thể, nhóm vấn đề thứ nhất là đảm bảo chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng, đối với giáo dục phổ thông, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều địa phương chuyển sang dạy học trực tuyến. Công tác này gặp nhiều khó khăn vì thiếu thiết bị, học liệu.
Ở bậc mầm non, trẻ em nhiều nơi phải nghỉ từ đầu năm học đến nay, không thể học trực tuyến. Nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc con khiến các bé dễ bị căng thẳng, ảnh hưởng sức khỏe. Không ít cha mẹ phải sắp xếp công việc để ở nhà trông con, mất thu nhập. Những hạn chế nêu trên dẫn đến nguy cơ trẻ mầm non ở giai đoạn hiện nay có nguy cơ chậm phát triển.
Nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập không có lương khi nghỉ dạy trong thời gian trẻ ở nhà để phòng dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc. Đây sẽ là khó khăn của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập khi huy động trẻ đến trường sau thời gian nghỉ dài ngày.
Nhóm vấn đề thứ hai là công tác dạy học trực tuyến đảm bảo hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh vùng miền và giảm tải chương trình.
Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm lo lắng. Bộ trưởng cũng thừa nhận thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến diễn ra trên diện rộng, cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn, học sinh chưa chuẩn bị tâm thế, điều kiện kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc dạy và học.
Một vấn đề khác là việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bộ GD&ĐT đã phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc, vùng sâu vùng xa để giảm bớt khó khăn, giúp các em có cơ hội đến trường cũng như trình chính phủ phê duyệt các chương trình, đề án đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng nông thôn, miền núi.
Tuy nhiên, với đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến lớp còn thấp, học sinh đi học đúng độ tuổi cũng thấp. Mức hỗ trợ chính sách cho học sinh, giáo viên vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế, chưa phù hợp thực tế hiện nay. Nhiều chương trình dự án, đề án đã được ban hành như chưa đủ kinh phí thực hiện.
Ngoài ra, công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường cũng nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt trước thực tế chất lượng giáo dục trực tuyến chưa đảm bảo, tâm lý, sức khỏe của học sinh chịu ảnh hưởng do ở nhà lâu ngày.
Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh cũng như lộ trình tổ chức kỳ thi này cho các năm sau đó cũng là vấn đề được nhiều người mong đợi Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hỗ trợ học sinh tỉnh ngoài vào học tạm thời

Nguồn: VOV

Hành trình phá án: Truy bắt “yêu râu xanh” hiếp dâm, cướp tài sản

Lợi dụng chồng nạn nhân đi làm ăn xa, "yêu râu xanh" đột nhập cưỡng hiếp và cướp tài sản rồi bỏ trốn. ANTV đã dựng lại vụ án trong hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Truy bat “yeu rau xanh” hiep dam, cuop tai san

Theo hồ sơ vụ án, sáng 31/10/2013, Lê Thị H, trú tại xã Khương Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trình báo bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cưỡng hiếp, cướp tài sản. Đối tượng đội mũ len bịt mặt, đeo khẩu trang, găng tay.

Hành trình phá án: Giết vợ chồng già vì lên cơn “nghiện” game

Nghiện game, cần có tiền tiêu xài nên đối tượng đã ra tay sát hại đôi vợ chồng già ở Thanh Hoá. Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Giet vo chong gia vi len con “nghien” game
Theo hồ sơ vụ án, ngày 7/10/2020, Công an tỉnh Thanh Hóa nhận được tin báo về vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại thôn Đà Sơn, xã Hà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Nạn nhân là vợ chồng ông Tống Duy Nghiễn (SN 1950) và bà Cù Thị Kiện (SN 1953), tử vong ngay trước sân nhà với tổng cộng 43 vết đâm bằng vật sắc nhọn khắp người, trong đó nhiều nhát đâm thấu tim, gan, phổi, chứng tỏ kẻ thủ ác ra tay hết sức tàn độc.
Hanh trinh pha an: Giet vo chong gia vi len con “nghien” game-Hinh-2

Tại hiện trường, ngoài vũng máu nơi 2 nạn nhân nằm, còn có rất nhiều vết máu nhỏ giọt, kéo dài từ hè nhà xuống góc sân, trong nhà tắm và ra vườn. Đặc biệt, CQĐT đã thu thập được 1 dấu giày đi trên nền sân, nhận định là của hung thủ. Qua phân tích, mẫu máu ở khu vực nhà tắm không trùng với mẫu máu nạn nhân. 

Tin mới