Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Càng “giải cứu” nông sản càng rớt giá

Trả lời chất vấn về giải pháp giải quyết tình trạng được mùa mất giá, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, không nên dùng từ “giải cứu”, mỗi lần "giải cứu" nông sản càng rớt giá.

Nên tư duy lại vấn đề “giải cứu” nông sản
Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ NN&PTNT.
Phát biểu tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội chiều 15/8, đại biểu Nguyễn Thanh Phong (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long) cho biết, nông sản rớt giá khi thu hoạch, thanh long, khoai lang rớt giá thê thảm,.. là một điển hình ảnh hưởng đến đời sống người dân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp giải cứu nông sản cho đồng bằng sông Cửu Long?
Bo truong Le Minh Hoan: Cang “giai cuu” nong san cang rot gia
 Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: QH.
Trả lời về giải pháp giải quyết tình trạng được mùa mất giá, vấn đề cung cầu trong lĩnh vực này, Bộ trưởng cho rằng nên tư duy lại vấn đề này, theo đó, không nên dùng từ “giải cứu” mà đây là vấn đề của thị trường.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá, mỗi lần dùng từ "giải cứu" thì nông sản lại càng rớt giá, bởi đó là quy luật, khi người dân "giải cứu" giá sẽ càng xuống và người trồng không còn bỏ công chăm sóc.
"Chúng ta phải thay đổi lại tư duy này", và Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng ở Vĩnh Long, khoai lang Bình Tân đang được giá, nhưng do tranh mua, tranh bán giữa thương lái và doanh nghiệp, có lúc nông sản bị đẩy giá lên, có lúc bà con bị bỏ lại.
Do đó, theo Bộ trưởng nếu không cấu trúc lại ngành hàng, không đưa bà con vào hình thức hợp tác nào đó thì không bao giờ thành công.
"Chúng ta đừng đánh giá doanh nghiệp ép giá người nông dân. Có doanh nghiệp chụp hình gửi cho tôi khoai lang từ Vĩnh Long đưa ra cửa khẩu 40% phải bỏ vì không đủ quy cách, chủng loại", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Về câu chuyện trồng sầu riêng, không thể cấm bà con không được trồng sầu riêng mà cần có giải pháp khuyến nông, thông tin thị trường, kết nối doanh nghiêp, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn hệ thống từ nông nghiệp đến công thương đến hiệp hội ngành hàng, đến từng hợp tác xã.
Nguyên nhân cuộc sống người nông dân khó khăn
Chất vấn với Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho biết, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân làm ra lúa gạo vẫn có cuộc sống khó khăn, nghĩa là cây lúa không mang lại nhiều lợi nhuận cho người sản xuất.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của nghịch lý này và các giải pháp trong thời gian tới?
Trả lời ý kiến chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, theo niên giám thống kê, khảo sát, nông nghiệp là ngành có thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp, người trồng lúa là người có thu nhập thấp nhất. Ở bối cảnh hiện nay, giá gạo tăng hàng ngày, đây cũng là thời cơ cải thiện thu nhập lớn đối với những người nông dân.
Bộ trưởng cho biết, việc đảm bảo nguồn thu nhập cho người nông dân là điều được Bộ hết sức quan tâm, trong đó, việc cải thiện thu nhập không phải chỉ là vấn đề giá cả, mà cần tính toán đến các chi phí.
Theo tính toán, thời gian qua, việc sản xuất lúa gạo đã giảm được 20 đến 25% chi phí đầu vào, do ứng dụng quy trình canh tác, “ba tăng, ba giảm”, tiết kiệm đất, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân, tiết kiệm giống, tiết kiệm thuốc. Chính những chi phí giảm xuống này là thành quả giúp gia tăng thu nhập cho người dân.
Bộ trưởng cho rằng, hiện nay chúng ta đang lo ngại giá cao hơn nữa, có thể làm rối loạn ngành, gây thiếu bền vững. Đó cũng là một vấn đề. Nếu người nông dân nuôi trồng gì chỉ hưởng thu nhập từ sản phẩm đó, thì chưa đúng tinh thần Nghị quyết 19, chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp, đa giá trị, tạo ra nhiều ngành nghề khác.
Nếu chúng ta tận dụng tốt quỹ không gian, thời gian đó, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo những nghề nghiệp ở nông thôn, thì người nông dân không chỉ hưởng từ thành quả cây lúa, mà có nhiều nguồn thu nhập khác.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cần liên kết lại trong hợp tác xã, để có giá ưu đãi do mua nhiều, giúp tăng lợi nhuận. Cần nhìn nhiều chiều hơn về cấu trúc ngành hàng lúa gạo, để có hướng khuyến khích bà con vào hợp tác xã, mua chung, bán chung, hưởng dịch vụ chung, để có thu nhập từ nhiều phân khúc khác nhau, không phải chỉ từ nông sản nuôi trồng, tránh manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.
>>> Mời quý độc giả xem video: Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn về việc càng dùng từ "giải cứu" nông sản càng mất giá:
(Nguồn: THQH)

GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh làm Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam

GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã được bầu làm Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028.

Ngày 10/8, tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Toán học Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028.
Tham dự Đại hội có các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học nguyên là lãnh đạo Hội qua các thời kỳ cùng với 178 đại biểu chính thức, thay mặt cho tổng số hơn 1.300 hội viên.

Hoàng hậu da đen duy nhất trong lịch sử Trung Hoa sống ở thời nào?

Lịch sử phong kiến Trung Quốc ghi nhận một người duy nhất có nguồn gốc châu Phi, xuất thân nghèo hèn nhưng lại trở thành Hoàng hậu nhà Đông Tấn vì lý do đặc biệt.

Lý Lăng Dung, vợ của Đông Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục (320-372), vị vua thứ 8 của triều Đông Tấn (317-420) được coi là hoàng hậu da đen duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Theo sử sách chép lại, dáng người cao to, nước da đen khỏe khoắn, tóc lại xoăn của Lý Lăng Dung chứng minh bà không phải là người Trung Nguyên.

Tin mới