Bộ trưởng Tô Lâm lý giải vì sao “cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn”?

Quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân khi tham gia giao thông.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong phiên làm việc chiều 24/11.
Quy định cấm tuyệt đối với người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bo truong To Lam ly giai vi sao “cam tuyet doi lai xe co nong do con”?

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm 

Trong báo cáo của Chính phủ về dự kiến hướng tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, cho biết, hầu hết đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành luật với 100 ý kiến ủng hộ, có 5 ý kiến băn khoăn về việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Báo cáo cho biết, việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan. Mục tiêu quan trọng nhất của việc này là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ; phát triển, quản lý hạ tầng giao thông…
Về các hành vi bị nghiêm cấm, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối với người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, một số ý kiến thể hiện quan điểm này cho rằng cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất.
Giải trình nội dung này, Cơ quan soạn thảo cho rằng, quy định cấm hành vi "điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn giao thông.
Nội dung này cũng thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (khoản 6 Điều 5 quy định "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" là hành vi bị cấm).
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn.
Sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể.
Với ý kiến đề nghị điều chỉnh theo hướng quy định mức tỷ lệ nồng độ cồn cụ thể được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông, Chính phủ sẽ nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa bày tỏ quan điểm về quy định nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe

  

Xe Tucson lấn làn gây tai nạn hàng loạt ở Quảng Ninh: Tài xế say xỉn?

(Kiến Thức) - Sau khi xảy ra vụ tai nạn xe Tucson lấn làn va chạm hàng loạt phương tiện ở Quảng Ninh, những người chứng kiến cho rằng tài xế có dấu hiệu say xỉn khi khoang lái có bãi nôn.

Thông tin ban đầu vụ tai nạn liên hoàn, vào khoảng 15h ngày 1/12, trên đường Bãi Cháy (thuộc phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) xảy ra vụ TNGT liên hoàn giữa 4 phương tiện gồm 3 xe ô tô, 1 xe máy khiến 3 người bị thương nhẹ, các phương tiện hư hỏng nặng.
Vào thời điểm trên, xe ô tô Tucson BKS 34A - 208.87 khi đang di chuyển trên đường Hạ Long theo hướng đi từ Bãi Cháy về Cái Dăm khi đi tới đoạn gần cây xăng Bãi Cháy bất ngờ lấn làn va chạm với xe bán tải chạy chiều ngược lại.

Chính thức từ hôm nay, say xỉn đi xe đạp bị phạt đến 600.000 đồng

(Kiến Thức) - Nghị định 100 quy định các mức xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt, theo đó các mức phạt vi phạm giao thông sẽ tăng nặng từ 1/1/2020.

Chinh thuc tu hom nay, say xin di xe dap bi phat den 600.000 dong
 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ 1/1/2020. So với Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Nghị định 100 có nhiều điểm mới. Trong đó, bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ.

Tin mới