Bộ Tư pháp lên tiếng việc kê biên tài sản của lãnh đạo FLC, Tân Hoàng Minh

"Thực tế vừa qua cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi tổ chức thi hành án thì xác minh tài sản lại rất nhỏ...

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp chiều 27/4, PV Dân trí đặt câu hỏi liên quan tới việc phong tỏa tài sản đối với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cũng như các lãnh đạo của hai tập đoàn này.
Trả lời vấn đề nói trên, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - cho biết đang rất quan tâm tới sự việc này.
Bo Tu phap len tieng viec ke bien tai san cua lanh dao FLC, Tan Hoang Minh
Ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - trả lời tại cuộc họp báo (Ảnh: T.K). 
Theo ông Lợi, thực tế thi hành án dân sự vừa qua đã cho thấy nhiều vụ việc bản án tuyên phải thu hồi giá trị tài sản rất lớn nhưng khi tổ chức thi hành án thì xác minh tài sản của các đương sự chỉ có giá trị thi hành rất nhỏ.
"Điều đó dẫn tới tỷ lệ thi hành, thu hồi được rất ít. Việc cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn chuyển dịch tài sản ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử rất cần thiết và đã được quy định cụ thể tại Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự" - ông Lợi cho hay.
Chỉ thị 04/CT-TW của Ban Bí thư nhấn mạnh, cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.
"Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp rất quan tâm tới hai vụ việc mà báo chí vừa nêu. Qua báo chí chúng ta cũng biết cơ quan tố tụng đã áp dụng biện pháp tạm giữ, phong tỏa tài sản của những chủ thể liên quan ở các địa phương. Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo việc thi hành án về sau này" - ông Lợi cho hay.
Bo Tu phap len tieng viec ke bien tai san cua lanh dao FLC, Tan Hoang Minh-Hinh-2
Vừa qua, UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã rà soát và khẳng định ông Trịnh Văn Quyết "không có tài sản cá nhân" ở quê nhà Vĩnh Tường.  
Trong diễn biến mới nhất, vụ án thao túng thị trường chứng khoán tại Tập đoàn FLC và Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Sắp kết luận vụ tranh chấp trường học "rúng động" ở Hà Nội
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - đã trả lời báo chí liên quan đến kết quả giải quyết vụ tranh chấp trường học rúng động Hà Nội thời gian qua giữa Trường Newton và Trường Pascal.
Theo ông Lợi, ngay sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra, đoàn kiểm tra đã công bố việc xác minh, làm việc ở các cơ quan, đơn vị, cá nhân và đương sự có liên quan.
"Hiện nay đang trong quá trình để các đối tượng có liên quan giải trình với dự thảo kết luận thanh tra. Trên cơ sở giải trình, Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ ban hành kết luận kiểm tra chính thức, xác định có vi phạm hay không, trách nhiệm của các cá nhân liên quan như thế nào và giải quyết dứt điểm vụ việc thi hành án này" - ông Lợi nêu rõ.

Vì sao khó thu hồi tài sản đại án Phan Văn Anh Vũ, Phạm Công Danh…?

Việc thu hồi tài sản đại án Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Phan Văn Anh Vũ… chưa cao được lý giải do đây là các vụ án có giá trị lớn, nhiều tài sản còn vướng mắc về quyền sở hữu nên khó kê biên, xử lý.

Tại cuộc họp về kết quả công tác Quý III và nhiệm vụ Quý IV của Tổng cục Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, ông Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2 cho biết, về án kinh tế, tham nhũng, trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan THADS đã thi hành xong gần 24 nghìn tỷ đồng/gần 34 nghìn tỷ đồng có điều kiện.
Trong đó, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, các đơn vị đã thi hành xong 1.600 tỷ đồng trong số gần 34.000 tỷ đồng có điều kiện.

3,5 triệu USD của Phan Sào Nam ở Singapore “bốc hơi” vì sao?

Phan Sào Nam có khoản tiền 3,5 triệu USD gửi tại Ngân hàng Bank Of Singapore cần thi hành án. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đang gặp khó khi thu hồi do số tiền này không còn trong ngân hàng của Singapore từ trước khi Tòa tuyên án.

Mới đây, báo cáo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ về thi hành án dân sự đối với ông Phan Sào Nam – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online, một trong hai ông “trùm” đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua game bài Rikvip/Tip.Club cho biết, đến ngày 10/9, Phan Sào Nam còn phải thi hành án số tiền 13,2 tỷ đồng và khoản tiền 3,5 triệu USD gửi tại Ngân hàng Bank Of Singapore ở Singapore.
3,5 triệu USD của Phan Sào Nam ở Singapore “bốc hơi”?

Phan Sào Nam đã khắc phục 99% tiền thi hành án: Có được giảm án tù?

Luật sư cho rằng, Phan Sào Nam phải đi thi hành án lại, có thể Nhà nước sẽ xem xét ý thức khắc phục hậu quả để giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

“Mức án còn lại của Phan Sào Nam là 21 tháng 10 ngày. Kể từ khi được ra tù Phan Sào Nam đã nộp được gần 65 tỷ đồng. Bây giờ Phan Sào Nam phải đi thi hành án lại, có thể Nhà nước sẽ xem xét ý thức khắc phục hậu quả của Nam để giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho Nam” - luật sư Giang Hồng Thanh (người bảo vệ quyền lợi của Phan Sào Nam) cho biết khi trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống.
Phan Sao Nam da khac phuc 99% tien thi hanh an: Co duoc giam an tu?
Phan Sào Nam thời điểm xét xử vụ án. 

Tin mới