Bộ Văn hóa đề nghị dừng đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam

Ngày 30/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đề nghị công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) tạm thời dừng triển khai việc bán đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam.

Bộ Văn hóa đề nghị dừng đấu giá tài sản Hãng phim truyện Việt Nam

>>>> Xem clip "Cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam: Lối thoát sau 20 năm thua lỗ?" (Nguồn: VTC14):

Văn bản ghi rõ: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được thông tin Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam thực hiện việc bán đấu giá tài sản không cần dùng, không tính vào giá trị Hãng phim truyện Việt Nam để cổ phần hóa.
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2526/QĐ-TTCP công bố Quyết định thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Vì vậy, Bộ đề nghị Công ty Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam tạm thời dừng triển khai việc bán đấu giá tài sản không cần dùng, không tính vào giá trị doanh nghiệp đã được Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam bàn giao sang cho Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam để phục vụ công tác thanh tra.
Bo Van hoa de nghi dung dau gia tai san Hang phim truyen Viet Nam

Việc đấu giá tài sản tại Hãng phim truyện Việt Nam đã được tạm dừng. 

Báo Sài Gòn Giải Phóng thông tin thêm, cùng ngày, ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị từ phía Bộ VH-TT-DL, công ty DATC cũng có văn bản gửi tới với Công ty cổ phần đấu giá Thành An yêu cầu tạm dừng việc bán đấu giá số tài sản trên.
Văn bản của DATC nói rõ: "Thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về việc bàn giao, tiếp nhận các khoản nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, sau khi tiếp nhận và thực hiện thẩm định giá, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam đã ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với Công ty cổ phần đấu giá Thành An thực hiện bán các lô tài sản do DATC tiếp nhận từ CTCP Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam và Viện dệt may Việt Nam.
Trong khi đó, chia sẻ trên báo An ninh Thủ đô, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết hiện việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam đang được thanh tra nên việc được đấu giá thanh lý hay không là do Thanh tra Chính phủ “toàn quyền quyết định”.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, chiếu theo Nghị định 59, nếu tài sản đó đã loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa mà được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được bàn giao cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam.
Trước đó, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (thuộc Bộ Tài chính) đã ký Hợp đồng Dịch vụ đấu giá tài sản với Công ty cổ phần đấu giá Thành An. Tài sản đấu giá bao gồm phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tiếp nhận từ Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam, được cho là “tài sản tồn đọng không cần dùng, chờ thanh lý đã loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa”.
Công ty Cổ phần đấu giá Thành An sau đó đã có thông báo đấu giá khối tài sản này với giá khởi điểm 793.600.000 đồng (đã bao gồm VAT). Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá sẽ được tổ chức vào 9h ngày 9-11-2017 tại Trung tâm giao dịch Công ty cổ phần đấu giá Thành An - Tầng 6, số 4 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vì sao Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng?

Đại diện Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch lý giải vì sao Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng.

Vì sao Hãng phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng?
Chiều 21/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi làm việc về vấn đề cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

'Đất vàng' khu vực Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?

Mặc dù Hãng phim truyện Việt Nam nằm trên hơn 5.000 m2 đất tại mặt đường Thuỵ Khuê, Hà Nội nhưng khi cổ phẩn hoá chỉ được định giá 19,7 tỉ đồng. 

'Đất vàng' khu vực Hãng phim truyện Việt Nam giá bao nhiêu?
Tuy nhiên nếu tính với giá đất đang được rao bán trên thị trường thì giá trị khu đất này lớn gấp nhiều lần.
Hiện tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) đang nằm trên khu "đất vàng" tại địa chỉ số 4 Thuỵ Khuê với diện tích lên tới gần 5.450 m2. Hình thức sở hữu là thuê đất của nhà nước đã hơn 50 năm qua, đây được coi là khu đất vàng của Hà Nội với giá thị trường có thể lên tới cả nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên khi cổ phần hoá, khu đất này được định giá 46 triệu đồng/mét vuôngm2.

Làng lụa Vạn Phúc bỗng dưng đông khách nhờ... Khaisilk

(Kiến Thức) - Khi scandal tập đoàn Khaisilk  bán lụa Trung Quốc đang "nóng" dư luận, ngày càng nhiều người tìm đến làng lụa Vạn Phúc hơn, như để tìm hiểu xem đâu mới là lụa Việt. 

Làng lụa Vạn Phúc bỗng dưng đông khách nhờ... Khaisilk
Lang lua Van Phuc bong dung dong khach nho... Khaisilk
 Những ngày qua, sự việc tập đoàn Khaisilk bị phát hiện bán khăn lụa Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam đang làm dậy sóng dư luận, khiến người tiêu dùng nào cũng bất bình.
Lang lua Van Phuc bong dung dong khach nho... Khaisilk-Hinh-2
 Áp lực lớn của dư luận đã khiến doanh nhân Hoàng Khải - Chủ tịch tập đoàn Khaisilk phải lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50 và ông đành "cúi đầu xin lỗi" khách hàng. 

Tin mới