Tại báo cáo về tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng cho biết thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển với tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền cao hơn với cùng kỳ năm 2021.
Tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao; tỷ lệ trống văn phòng, mặt bằng thương mại cho thuê giảm dần. Về cơ bản thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giá giao dịch tăng cao.
Cụ thể, nguồn cung hạn chế tại tất cả các phân khúc, trong 6 tháng đầu năm, cả nước chỉ có 12.000 căn hộ nhà ở thương mại hoàn thành. Tính riêng quý I/2022, số lượng dự án nhà ở thương mại chỉ bằng khoảng 47% so với quý IV/2021 và bằng khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2021 (có 22 dự án với 5.217 căn). Số lượng dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng là 1.216 dự án với 332.387 căn, bằng khoảng 116% so với quý cuối năm 2021 và khoảng 88% so với cùng kỳ năm 2021.
Số lượng dự án nhà ở thương mại được chấp thuận mới là 39 dự án với 18.660 căn, bằng khoảng 80% so với quý IV/2021 và khoảng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai là 56 dự án, bằng khoảng 33,4% so với cuối năm 2021.
Số lượng dự án đầu tư hạ tầng thực hiện phân lô, bán nền được chấp thuận mới, đang triển khai và hoàn thành quý I/2022 là 203 dự án, với 54.427 nền đất. Trong đó, tổng số dự án đã hoàn thành là 9 dự án, bằng khoảng 64% so với quý IV/2021; tổng số dự án đang triển khai xây dựng là 181 dự án, bằng khoảng 103% so với quý IV/2021 và 13 dự án được chấp thuận, bằng khoảng 45% so với cuối năm 2021.
Cụ thể, nguồn cung hạn chế tại tất cả các phân khúc, trong 6 tháng đầu năm, cả nước chỉ có 12.000 căn hộ nhà ở thương mại hoàn thành. Tính riêng quý I/2022, số lượng dự án nhà ở thương mại chỉ bằng khoảng 47% so với quý IV/2021 và bằng khoảng 54% so với cùng kỳ năm 2021 (có 22 dự án với 5.217 căn). Số lượng dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng là 1.216 dự án với 332.387 căn, bằng khoảng 116% so với quý cuối năm 2021 và khoảng 88% so với cùng kỳ năm 2021.
Số lượng dự án nhà ở thương mại được chấp thuận mới là 39 dự án với 18.660 căn, bằng khoảng 80% so với quý IV/2021 và khoảng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai là 56 dự án, bằng khoảng 33,4% so với cuối năm 2021.
Số lượng dự án đầu tư hạ tầng thực hiện phân lô, bán nền được chấp thuận mới, đang triển khai và hoàn thành quý I/2022 là 203 dự án, với 54.427 nền đất. Trong đó, tổng số dự án đã hoàn thành là 9 dự án, bằng khoảng 64% so với quý IV/2021; tổng số dự án đang triển khai xây dựng là 181 dự án, bằng khoảng 103% so với quý IV/2021 và 13 dự án được chấp thuận, bằng khoảng 45% so với cuối năm 2021.
Cũng theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021. Mức độ tăng giá các phân khúc bất động sản tập trung trong cuối quý I nhưng chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng của quý II khi các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác được phục hồi, bình thường trở lại.
Cụ thể, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021, mức độ tăng giá các phân khúc bất động sản tập trung trong quý I/2022 chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong các tháng quý II/2022. Cụ thể, giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021, tại Hà Nội căn hộ tăng khoảng 4 – 5%, TPHCM giá tăng khoảng 1 -2% so với cuối năm 2021. Giá nhà ở riêng lẻ, đất nền có biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư, bình quân tăng khoảng 5 – 7% so với quý trước.
Số liệu cho thấy giá giao dịch bất động sản tăng cao ở hầu hết các địa phương đối với nhiều phân khúc bất động sản. Theo đánh giá của Bộ này, nguyên nhân tăng giá bất động sản là do có sự chênh lệch về cung và cầu, nguồn cung bất động sản trong khi nhu cầu đầu tư, mua để sử dụng của người dẫn vẫn cao.
Bên cạnh đó là do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, lãi vay khi thực hiện dự án tăng lên; do dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các lĩnh vực khác dồn vào trú ẩn trong lĩnh vực bất động sản.