Bọ xít hút máu có truyền bệnh cho người không?

(Kiến Thức) - Theo các nhà nghiên cứu, hiện bọ xít hút máu người đang có xu thế sống gần con người hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa phát hiện bọ xít hút máu truyền bệnh sang người. 

Thời gian gần đây, tại nhiều khu vực ở Hà Nội xuất hiện trở lại bọ xít hút máu người, khiến không ít gia đình lo lắng, nhất là thông tin loài động vật nguy hiểm này có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ở một số quốc gia Châu Phi và Mỹ La tinh. Vậy, sự thật về những tác hại mà loài động vật này gây ra là như thế nào đối với con người? Tất cả sẽ được giải đáp bằng những nghiên cứu của các nhà khoa học.
Không gây hại đến con người?
Đó là khẳng định của PGS.TS Trương Xuân Lam (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) người đã có nhiều năm nghiên cứu về loài động vật này.
Bọ xít hút máu đang có xu thế sống gần con người hơn.
 Bọ xít hút máu đang có xu thế sống gần con người hơn.
Theo PGS.TS Lam, ở Việt Nam cho đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nhóm côn trùng này hút máu gây hại đến con người. Đồng thời, ông Lam cho biết thêm, khi bị loại bọ xít này đốt, nó sẽ tự khỏi trong vài ngày.
“Khi bị loại bọ xít này đốt người dân không nên gãi để tránh hiện trượng sưng, tấy. Nếu phát hiện vết đốt có dấu hiệu, đỏ phù nề, nổi mụn to người dân cũng không nên lo lắng quá, vì những vết này sẽ tự khỏi sau vài ngày”, ông Lam nói.
Giải thích về lý do, loài bọ xít này tăng nhanh và xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống cùng với con người, PGS.TS Lam cho biết, cá thể bọ xít hút máu có tên khoa học làTrimatoma hút máu của tất cả các loài động vật từ gà lợn, trâu, bò, chuột. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhóm này sinh sản rất nhanh nhanh, khi nhu cầu về thức ăn của loài này tăng nên chúng bắt đầu chuyển sang tấn công hút máu cả của người.
Theo nghiên cứu của TS. Lam, loại bọ xít hút máu này phát triển và sinh sản rất mạnh vào mùa hè, đặc biệt vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8. Điều đáng nói hơn nữa là sự phát hiện loại bọ xít này ở thành phố cao hơn rất nhiều so với ở nông thôn. Chủ yếu chúng cư trú ở những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng nên sự phát hiện là khó khắn.
PGS.TS Trương Xuân Lam: " hiện chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nhóm côn trùng này hút máu gây hại đến con người".
 PGS.TS Trương Xuân Lam: " hiện chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nhóm côn trùng này hút máu gây hại đến con người".
“Dựa vào tập tính về thời gian di chuyển, kiếm ăn có thể thấy, loài bọ xít hút máu đang có xu thế sống gần con người”. ông Lam nói.
Bộ Y tế ra khuyến cáo phòng bọ xít hút máu
Trước thực trạng bọ xít hút máu người xuất hiện này càng nhiều tại địa bàn Hà Nội, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra những biện pháp nhằm tiêu diệt và phòng tránh loài động vật hút máu này.
Theo Cục Y tế dự phòng, bọ xít hút máu là loài côn trùng đã được phát hiện nhiều năm tại Việt Nam và ghi nhận ở nhiều địa phương trên cả nước. Người bị bọ xít đốt có thể bị sưng, ngứa tại chỗ đốt, một số trường hợp có thể bị bội nhiễm gây viêm da.
Trước đó, một số tài liệu nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, loài bọ xít hút máu người có khả năng truyền ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chagas - căn bệnh có khả năng hủy hoại tim và gây rối loạn tiêu hóa.
Bọ xít hút máu người sống ở những nơi ẩm thấp, thức ăn của chúng chủ yếu là những loài động vật. Tuy nhiên, khi khan hiếm nguồn thức ăn chúng sẽ tìm đến con người.
 Bọ xít hút máu người sống ở những nơi ẩm thấp, thức ăn của chúng chủ yếu là những loài động vật. Tuy nhiên, khi khan hiếm nguồn thức ăn chúng sẽ tìm đến con người.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa phát hiện bọ xít hút máu truyền bệnh sang người. Thông thường người bị bọ xít hút máu đốt sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu vệ sinh sạch sẽ vết đốt nhưng cũng có nhiều trường hợp vết đốt sưng to, viêm nhiễm, nên cần đến cơ sở y tế điều trị.
Theo Cục Y tế dự phòng để tránh bị bọ xít hút máu đốt, người dân nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, đặc biệt là những nơi ẩm thấp; Loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng; Thường xuyên nằm ngủ màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít không chui vào; Khi bị bọ xít đốt nên rửa ngay bằng xà phòng, không gãi tại vết đốt; Nếu vết đốt sưng, phù nề cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng. Đặc biệt, không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.

“Mồi nhử” của bọ xít hút máu người

Bọ xít hút máu đã được phát hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 2010. Sự xuất hiện của bọ xít hút máu đã gây hoang mang cho không ít gia đình ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng... 

Qua quá trình lấy mẫu vật nghiên cứu, các nhà khoa học đã có những phát hiện mới về loài vật này.


Tích gỗ, chất thải... thu hút bọ xít hút máu

Những thói quen xấu như tích trữ phế thải, vệ sinh nhà cửa kém... của một số gia đình chính là nguyên nhân thu hút bọ xít hút máu.  

Sùi bọt mép, bất tỉnh vì bị bọ xít hút máu đốt

Theo các chuyên gia côn trùng học, trường hợp ông Đỗ Thành Nam (42 tuổi; ở 25 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, TP Nha Trang) vừa bị bọ xít hút máu đốt dẫn đến bất tỉnh là hiếm gặp. Vì thế, cần có sự theo dõi và kiểm tra sát sao cả người bị bệnh lẫn mẫu vật thu được để tránh những ảnh hưởng đến nhiều người.

Nguy hiểm và hiếm gặp

Theo thông tin, khoảng 4 giờ sáng 7/7, ông Đỗ Thành Nam kêu mệt trong người, sau đó thấy ngứa hai tay, lan xuống hai chân, rồi cả người đau như có kim châm. Đang mặc quần áo để đi cấp cứu thì ông Nam bất ngờ ngã quỵ, sùi bọt mép, bất tỉnh. Ông Nam nhập cấp cứu trong tình trạng huyết áp tụt, chỉ còn 80/40, đại tiểu tiện ra quần. 

Tin mới