Bộ Y tế đã hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh Covid-19

Đây là phác đồ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 hoàn thiện, thay thế các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị trước đó nên có nhiều điểm mới.

Bộ Y tế vừa chính thức ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 phiên bản lần thứ 3 theo Quyết định số 1344 ngày 25/3.

Đây là phác đồ điều trị bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 hoàn thiện, thay thế các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị trước đó. Theo Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, hướng dẫn này có nhiều điểm mới.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 vừa ban hành chính thức cập nhật tên bệnh là Covid-19 và tên virus là SARS-CoV-2.

Thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi nhiễm SARS-CoV-2

Trong đó, hướng dẫn thay đổi về định nghĩa ca bệnh nghi ngờ do tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.

Người nghi ngờ mắc bệnh bao gồm các trường hợp:

Người bệnh có một hoặc nhiều yếu tố như sốt, viêm đường hô hấp cấp tính, không lý giải được bằng các căn nguyên khác, tiền sử liên quan đến từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

Vùng dịch tễ được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc Covid-19 lây truyền nội địa, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam.

Phác đồ điều trị bệnh Covid-19

Hướng dẫn quy định việc chính tại các cơ sở y tế là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới về oxy liệu pháp và đích oxy máu.

Theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh (sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của X-quang phổi) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng, tiến triển nặng của bệnh.

Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở nước ta trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

Bo Y te da hoan thien phac do dieu tri benh Covid-19

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thăm nữ bệnh nhân mắc Covid-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Việt Hùng.

Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập, chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.

Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir), Bộ Y tế cho hay do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị Covid-19, nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị. Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

Xuất viện sau khi có 2 mẫu xét nghiệm âm tính liên tiếp

Cũng theo hướng dẫn mới, bệnh nhân Covid-19 cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp lấy cách nhau ít nhất 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2, mới được xuất viện.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày tiếp theo. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Bệnh nhân phải theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Thế giới đối mặt với dịch bệnh đậu mùa như thế nào?

Việc phát minh và sản xuất vaccine đậu mùa được xem là một thành tựu y học toàn cầu.

Hãy tưởng tượng một nhà Ai Cập học đã bất ngờ ra sao khi phát hiện trên xác ướp một vị pharaoh mà ông khai quật vào năm 1898 có vết sẹo giống như sẹo đậu mùa, căn bệnh mà mới chỉ được các nhà khoa học tìm ra vaccine chữa trị gần 100 năm trước đó.
Trước khi dịch bệnh hoàn toàn chấm dứt, nó đã càn quét qua khắp mọi nơi trên thế giới trong hơn 3.000 năm, theo Live Science.
Năm 1980, Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa đã được loại bỏ hoàn toàn, nhưng các mẫu virus vẫn còn được lưu lại ở hai phòng thí nghiệm tại Mỹ và Nga. Nhiều người lo ngại nó có khả năng trở thành vũ khí sinh học nếu rơi vào tay kẻ xấu.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng lo ngại về khả năng virus đậu mùa có thể bị những kẻ khủng bố lấy cắp.

8 bác sĩ 1 y tá ở Indonesia chết vì Covid-19

(VietnamDaily) - Hệ thống y tế yếu và nhiều rủi ro, đã có 8 bác sĩ, 1 y tá ở Indonesia chết vì Covid-19. Nước này đang bị thiếu hụt đáng kể số lượng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và các cơ sở chăm sóc đặc biệt.

Thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân là một trong những nguyên nhân khiến các nhân viên y tế tại Indonesia bị lây nhiễm và chết vì Covid-19.
Các bệnh viện ở Indonesia cảnh báo các y bác sĩ có nguy cơ nhiễm Covid-19 rất cao và yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ đặc biệt. TS Mohammad Adib Khumaidi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Indonesia cho rằng nguyên nhân của chuyện này là thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân.