Bộ Y tế điều nhân lực hỗ trợ Thanh Hóa sau sự cố tiêm chủng

Bệnh viện Bạch Mai được yêu cầu cử một đội cấp cứu gồm bác sĩ, điều dưỡng hồi sức tích cực đến Thanh Hóa để chi viện.

Bộ Y tế điều nhân lực hỗ trợ Thanh Hóa sau sự cố tiêm chủng

Ngày 25/11, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc 1002/BYT-KCB gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Bạch Mai về việc tăng cường cấp cứu, điều trị các trường hợp sự cố tiêm chủng vaccine.

Theo đó, ngày 24/11, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa về sự cố tiêm chủng xảy ra tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Sự cố làm 2 người tử vong và 3 người đang được cấp cứu sau tiêm. Các nạn nhân đều trú tại huyện Nông Cống.

Trong công văn, bộ đề nghị Sở Y tế Thanh Hóa chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn phối hợp, tập trung mọi nguồn lực để theo dõi sức khỏe, cấp cứu, điều trị cho các trường hợp gặp sự cố tiêm chủng. Trong quá trình theo dõi, cấp cứu và điều trị nếu có khó khăn, tỉnh cần báo cáo khẩn về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) để được hỗ trợ.

Bo Y te dieu nhan luc ho tro Thanh Hoa sau su co tiem chung

Người dân tại TP.HCM được nhân viên y tế tiêm vaccine Vero Cell. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.

Đồng thời, sở cần chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tự kiểm tra, đánh giá, rà soát, khắc phục các nguy cơ chưa an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu không đạt, tỉnh phải tạm đình chỉ để bổ sung, chấn chỉnh.

Sở Y tế Thanh Hóa cũng cần báo cáo Bộ Y tế để tiếp tục huy động chuyên gia hỗ trợ cấp cứu người bệnh nếu cần.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai khẩn trương cử một đội cấp cứu gồm bác sĩ, điều dưỡng hồi sức tích cực để chi viện cho Sở Y tế Thanh Hóa, qua đó kịp thời cấp cứu người bệnh.

Liên quan sự việc này, ngày 24/11, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có thông tin chính thức. Cụ thể, ngày 23/11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vaccine Vero Cell mũi 2 tại Công ty TNHH Giầy Kim Việt phòng Covid-19 cho công nhân, người lao động theo kế hoạch.

Tất cả người đăng ký đều đã được cán bộ y tế khám sàng lọc đầy đủ, tư vấn về loại vaccine tiêm chủng lần này và các phản ứng có thể gặp phải.

Trong quá trình tổ chức tiêm chủng, ngành y tế ghi nhận một số trường hợp phản ứng. Cụ thể, 5 người xuất hiện triệu chứng nặng, được chẩn đoán phản ứng phản vệ. Những trường hợp này đã được Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống và lực lượng phản ứng nhanh của ngành y tế sơ cấp cứu ngay tại chỗ theo hướng dẫn chuyên môn và chuyển về bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã huy động các điều kiện trang thiết bị, thuốc và nhân lực tốt nhất để cấp cứu, điều trị cho người bệnh.

Do tình trạng quá nặng và diễn biến nhanh của phản vệ, 2 trường hợp đã tử vong vào lúc 0h45 và 8h45 ngày 24/11.

Trước sự việc này, Sở Y tế Thanh Hóa đã chỉ đạo Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến trong quá trình sử dụng vaccine tại huyện Nông Cống và báo cáo Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo.

Tranh cãi về ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho người trẻ tuổi tại Indonesia

Các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều về việc Indonesia có chiến lược ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho thanh niên trong khi người cao tuổi mới là đối tượng chịu nhiều rủi ro.
 

Tranh cãi về ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho người trẻ tuổi tại Indonesia
Tranh cai ve uu tien tiem vaccine COVID-19 cho nguoi tre tuoi tai Indonesia
Indonesia đã thử nghiệm tiêm vaccine COVID-19 trước khi khởi động tiêm đại trà. Ảnh: EPA 
Theo kênh Al Jazeera, người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 tại Anh là một cụ bà về hưu đã 90 tuổi. Tại Đức và Canada, trường hợp đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 cũng là người cao tuổi.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Tin mới