'Bóc trần' sự thật bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh 'khóc ra máu'

Sau 9 năm, sự thật về bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh ở Italy "khóc ra máu" đã được các nhà điều tra làm sáng tỏ.

Vào năm 2016, người phụ nữ tên Gisella Cardia tuyên bố rằng bức tượng Madonna di Trevignano đã "khóc ra máu". Từ đó, nhiều người đã đến tận nơi để chiêm ngưỡng bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh với hy vọng sẽ nhận được phước lành và quyên góp hàng chục nghìn USD.
Các công tố viên tại thành phố cảng Civitavecchia đã mở một cuộc điều tra gian lận vào năm 2023, xét nghiệm tăm bông có dính máu thu thập trên phần má của bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà trước đó bị một số người nghi ngờ là máu lợn.
Các nhà điều tra đã công bố kết quả xét nghiệm vào tuần trước cho thấy mẫu máu đó trùng khớp với hồ sơ di truyền của bà Cardia.
'Boc tran' su that buc tuong Duc Me Dong Trinh 'khoc ra mau'
Hàng trăm người đổ xô đến một thị trấn ở Italy để xem bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà bà Cardia tuyên bố đã "khóc ra máu". Ảnh: Newsflash. 
Theo nguồn tin, bà Cardia đã rời khỏi nhà ở Trevignano và không ai, kể cả luật sư của bà, biết người phụ nữ này đang ở đâu.
Bà Cardia, người từng bị kết tội gian lận ngân hàng, thường đến thăm bức tượng "khóc ra máu" này vào ngày thứ 3 hàng tháng. Người phụ nữ này giấu bức tượng nhỏ vào trong một chiếc hộp lớn màu xanh, đặt trước bức tượng Đức Mẹ Mary khổng lồ.
Do thường khoe khoang về việc đã trải nghiệm những hiện tượng siêu nhiên nên những người theo dõi bà Cardia đã bị lừa khi tin rằng bà mang đến những thông điệp từ Đức Mẹ Mary. Thậm chí, một số người còn nói rằng, bà còn dự đoán được đại dịch COVID-19.
'Boc tran' su that buc tuong Duc Me Dong Trinh 'khoc ra mau'-Hinh-2
Gisella Cardia đã nhận được khoản quyên góp hàng chục ngàn USD từ những người tin rằng bức tượng thực sự "khóc ra máu". Ảnh: IPA/BACKRID. 
Vào năm 2022, người dân địa phương ở thị trấn Trevignano Romano nghi ngờ về bức tượng Madonna chảy máu nên đã gọi một thám tử tư đến gặp cảnh sát quân sự Italy. Người dân địa phương nghi ngờ và đưa ra bằng chứng cho thấy chất lỏng màu đỏ chảy ra từ mắt bức tượng là máu lợn.
Năm 2024, Giáo hội Công giáo coi "phép lạ' này" trên là giả mạo. Bộ Giáo lý Đức tin Vatican đã ban hành sắc lệnh đầu tiên theo một bộ quy tắc mới để thẩm tra các hiện tượng tâm linh và hiện tượng được cho là của Đức Mẹ Maria. Một báo cáo sơ bộ từ cuộc tra của Giáo phận Civita Castellana có viết rằng không phát hiện bất cứ điều gì siêu nhiên ở bức tượng Đức mẹ Đồng trinh.

Mời độc giả xem video: Bức tượng hú hét hàng đêm và sự thật chẳng ngờ phía sau.

Đem bức tượng con chim kỳ lạ đi kiểm định, kinh ngạc nghe chuyên gia phán

Con gái của người phụ nữ cho biết ngày nhỏ, mình từng mất ngủ vì bức tượng con chim trông khá gớm ghiếc này, nhưng không ngờ nó lại có giá trị tới cả 1 gia tài như vậy.

Hôm Chủ nhật (25/6) vừa qua, các vị khách tới tham dự chương trình Antiques Roadshow - 1 chương trình thẩm định các món đồ cổ do đài BBC 1 của Anh thực hiện, đã có dịp kinh ngạc trước món đồ mà 1 người phụ nữ mang tới đây.
Nhìn bề ngoài, nó chỉ là một bức tượng không có gì nổi bật, nếu không muốn nói là hơi có phần đáng sợ, tuy nhiên, đây không phải là một món đồ tầm thường, và giá trị của nó đã khiến cho tất cả đều phải sững sờ, bao gồm cả con gái của người phụ nữ - chủ nhân của bức tượng. Cô gái trẻ thừa nhận rằng hồi nhỏ, cô đã từng sợ bức tượng đến nỗi không ngủ được.

Bức tượng Ai Cập giống Michael Jackson: Bằng chứng du hành thời gian?

Bảo tàng Field ở thành phố Chicago, Mỹ trưng bày một bức tượng Ai Cập có những nét trên gương mặt giống ông hoàng nhạc pop Michael Jackson. Điều này khiến một số người ngoài nghi đó có thể là bằng chứng du hành thời gian.

Buc tuong Ai Cap giong Michael Jackson: Bang chung du hanh thoi gian?
 Nằm ở thành phố Chicago, bảo tàng Field là một trong những bảo tàng nổi tiếng của nước Mỹ. Khi tới đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý giá có niên đại hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi. Trong số này, một cổ vật thu hút sự chú ý của du khách là bức tượng Ai Cập.

Tin mới