Boeing X-32: Kẻ ngáng đường khiến F-35 suýt bị xóa sổ

(Kiến Thức) - Trong đầu những năm 2000, nếu các tướng lĩnh Lầu Năm Góc sáng suốt hơn có lẽ họ đã không vướng phải "của nợ" mang tên F-35, khi họ đã có trong tay X-32.

Có đặc điểm kỹ thuật gần như tương đương, X-32 và F-35 là hai dòng máy bay chiến đấu có vẻ như giống nhau hoàn toàn trên bản vẽ thiết kế, thậm chí, X-32 còn là chiếc phi cơ có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh vượt trội hơn so với F-35. Tuy nhiên, đáng tiếc là chương trình chiến đấu cơ tiên tiến “mập mạp” X-32 của Mỹ đã không thể đánh bại được nguyên mẫu của chiến đấu cơ F-35 để “giành quyền” đi tiếp.

Vào những năm đầu của thập niên 90, Lockheed Martin có cơ hội rất lớn khi được Lầu Năm Góc yêu cầu phát triển một chiếc máy bay phù hợp với nhu cầu sử dụng của cả Không quân, Không quân Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Ba "khách hàng", ba yêu cầu khác nhau nhưng chắc chắn lượng máy bay bán ra sẽ là con số kỷ lục, chưa cần tính tới việc xuất khẩu, chỉ cần Lockheed Martin “thịt” được ba ông lớn kể trên thì hãng này cũng đã có lợi nhuận cực lớn.

Tuy nhiên, miếng ngon thì không thể ăn một mình, bên cạnh Lockheed Martin còn có nhiều hãng sản xuất máy bay khác muốn chen chân vào hợp đồng này vì lợi nhuận của nó, chưa cần phải tính kỹ cũng đã thấy lãi quá lớn. Một trong những hãng sản xuất máy bay có tiếng tăm và uy tín với quân đội Mỹ lúc bấy giờ là Boeing cũng tham gia vào gói thầu này và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Lockheed Martin.

Boeing X-32, chiếc phi cơ từng suýt soán ngôi của F-35. Nguồn ảnh: Wiki.
 Boeing X-32, chiếc phi cơ từng suýt soán ngôi của F-35. Nguồn ảnh: Wiki.

Yêu cầu của Lầu Năm Góc lúc bấy giờ là chế tạo ra một loại chiến đấu cơ có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cả Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Mỗi phiên bản dành cho mỗi lực lượng có thể có thiết kế khác nhau nhưng không được vượt quá xa thiết kế gốc ban đầu. Lầu Năm Góc cũng tính rằng có thể sẽ cần tới 20 năm chiếc phi cơ đời mới này mới được ra đời và yêu cầu một mẫu thiết kế vượt trội hơn tất cả các chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4,5 Mỹ đang sở hữu lúc đó.

Cụ thể, các tiêm kích phổ biến của Mỹ lúc bấy giờ bao gồm F-15, F-16 trong lực lượng Không quân, F/A-18 và AV-8B Harrier trong lực lượng Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Chính phủ Mỹ yêu cầu chiếc máy bay thế hệ tiếp theo sẽ cần phải có những yếu tố vượt trội tất cả những cái tên kể trên, đạt được điều đó, quân đội sẵn sàng rót tiền.

Boeing X-32 có thiết kế rất "dị" so với những máy bay thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Aircraft.
 Boeing X-32 có thiết kế rất "dị" so với những máy bay thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Aircraft.

Hai bản thiết kế cuối cùng được đặt lên bàn cân chính là hai bản thiết kế giữa một bên là chiếc phi cơ F-35 do Lockheed Martin thiết kế còn một bên là chiếc phi cơ X-32 của Boeing. Hai bản thiết kế này có nhiều nét tương đồng đến kỳ lạ và khiến Quân đội Mỹ tốn khá nhiều thời gian để lựa chọn.

Phiên bản X-32 gây được nhiều hứng thú hơn với Không quân Mỹ hơn cả, với giá thành thiết kế, thử nghiệm và sản xuất thấp hơn, máy bay của Boeing hoàn toàn phù hợp với cả ba lực lượng bao gồm Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Phi cơ X-32 còn có khả năng bay được tới vận tốc tối đa tương đương Mach 1.6, kèm theo đó là khả năng mang theo tới 6 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM hoặc hai tên lửa đối không và hai quả bom trong hầm chứa vũ khí bên trong máy bay.

Phi cơ X-32 của Boeing trên đường băng chạy thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wiki.
 Phi cơ X-32 của Boeing trên đường băng chạy thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wiki.

Khả năng tàng hình của X-32 cũng được chú trọng, theo các chuyên gia thiết kế của Boeing, X-32 có khả năng tàng hình và tầm hoạt động tương tự với thông số kỹ thuật của F-35 sau này với kiểu dáng được thiết kế để giúp nó giảm thiểu tối đa khả năng phản xạ lại sóng radar của đối phương.

Về mặt cảm quan, thiết kế của X-32 có vẻ khá “chuối” với phần cửa hút gió của động cơ rất to đặt phía dưới máy bay, chiếc “mồm” của X-32 được thiết kế không khác gì so với kiểu dáng của chiếc A-7 Corsair. Khi đặt cạnh F-35, rõ ràng thiết kế của X-32 không có một chút “nghệ thuật” nào, thậm chí nhiều nhà khoa học của Boeing từng tham gia quá trình thiết kế X-32 phải công nhận rằng đây là chiếc phi cơ xấu nhất họ từng thiết kế trong suốt cuộc đời mình.

Kiểu dáng to tròn, cục mịch cùng với phần miệng hút gió rất "mất thẩm mỹ" của X-32 là một phần lý do khiến F-35 được chọn. Nguồn ảnh: USAF.
 Kiểu dáng to tròn, cục mịch cùng với phần miệng hút gió rất "mất thẩm mỹ" của X-32 là một phần lý do khiến F-35 được chọn. Nguồn ảnh: USAF.

Chiến đấu cơ thế hệ 5 tương lai của Quân đội Mỹ chiếc X-32 có thiết kế một ghế ngồi, chiều dài của máy bay đạt 13,72 mét, sải cánh rộng 10,97 mét và có diện tích mặt cánh vào khoảng 54,8 mét vuông. Chiếc X-32 được trang bị 1 động cơ F110 P&W cho phép nó cất cánh được với trọng tải tối đa vào khoảng 17.200 kg. Theo tính toán của các kỹ sư Boeing, chiếc phi cơ “con cưng” này của họ có khả năng mang theo tối đa 6,8 tấn vũ khí các loại bao gồm bom dẫn đường, tên lửa chống bức xạ, tên lửa không đối đất và bình xăng phụ.

Ngoài việc có vẻ ngoài quá xấu xí và cục mịch, Boeing X-32 còn có điểm yếu hơn hẳn so với F-35 khi Quân đội Mỹ đặt hai chiếc phi cơ này lên bàn cân đó là việc X-32 có chi phí phát triển quá lớn, lớn gấp nhiều lần so với chi phí hoàn thiện của F-35. Có lẽ các kỹ sư của Boeing đã quá “thật thà” trong việc kê khai chi phí phát triển của chiếc phi cơ X-32, dẫn tới việc Quân đội Mỹ quyết định chọn chương trình F-35 của Lockheed Martin.

Khoang chứa vũ khí trong thân của X-32 được thiết kế ở vị trí không giống ai. Nguồn ảnh: Militaryaircraft.
 Khoang chứa vũ khí trong thân của X-32 được thiết kế ở vị trí không giống ai. Nguồn ảnh: Militaryaircraft.

Có thể coi, số phận của X-32 đã kết thúc chỉ vì vấn đề tiền nong, dự án X-32 sau đó được chuyển sang cho Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Mỹ như một chương trình dự bị, hai chiếc X-32 đã tốn khoảng 800 triệu USD để ra đời, phục vụ cho việc nghiên cứu.

Trớ trêu là sau khi được chọn, dự án F-35 của Lockheed Martin vấp phải quá nhiều sự cố với hàng loạt vấn đề phát sinh, từ vấn đề kỹ thuật cho tới vấn đề tiền bạc. Mặc dù được Quân đội Mỹ chi rất nhiều tiền nhưng phải tới tận năm 2006, F-35 mới có được chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên. Trong khi đó, X-32 của Boeing đã có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên từ năm 2000.

Tính tới thời điệm được coi là hoàn thiện, dự án F-35 của Lockheed Martin đã tốn tới hơn 1.500 tỷ USD tiền nghiên cứu và phát triển. Có lẽ những nhà khoa học và chuyên gia tài chính của Lầu Năm Góc đã mắc phải sai lầm quá lớn khi lựa chọn chương trình F-35 thay vì X-32 khi mà nếu so ra, chi phí phát triển của F-35 thậm chí còn cao hơn nhiều lần so với chi phí dự trù của X-32 ban đầu và thời gian ra đời lại chậm hơn tới nửa thập kỷ.

Hiện tại, X-32 đã được đắp chiếu và trở thành một chiếc máy bay trưng bày trong viện bảo tàng, trong khi đó, F-35 đang làm mưa làm gió trên thị trường máy bay chiến đấu khắp thế giới dù giá cả của chúng không hề dễ chịu chút nào. Ngoài ra, F-35 cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là chương trình máy bay chiến đấu tồi tệ nhất, đắt đỏ nhất và lâu nhất trong lịch sử hàng không quân dụng của Mỹ cũng như thế giới.

Mời độc giả xem Video: Cực hiếm cảnh X-32 của Boeing cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng nhẹ nhàng hơn cả F-35 bây giờ. Nguồn: Airsource.

Tận mắt tiêm kích tàng hình “thích cười” nhất quả đất

(Kiến Thức) - Cửa hút không khí của tiêm kích tàng hình X-32 thực sự khiến nhiều người ngạc nhiên khi giống hệt mồm đang cười.

Tan mat tiem kich tang hinh “thich cuoi” nhat qua dat
 Tiêm kích tàng hình X-32 là sản phẩm thử nghiệm của Tập đoàn Boeing phát triển từ những năm 1990 cho dự án tìm kiếm tiêm kích tấn công liên quân cho Không quân - Hải quân Mỹ. Chưa nói đến tính năng của X-32, một trong những điểm ấn tượng nhất của mẫu tiêm kích này khi người ta nhìn thấy nó chính là cửa hút không khí động cơ giống hệt cái mồm đang cười. 

Tiêm kích tàng hình F-3 Nhật Bản có ưu, nhược điểm gì?

(Kiến Thức) - Tiêm kích tàng hình F-3 do Nhật Bản tự phát triển khắc phục được sự mất cân đối giữa 2 tính năng tàng hình và cơ động cao.

Theo tờ PLA Daily, tiêm kích tàng hình nội địa đầu tiên của Nhật Bản F-3 dự kiến thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè năm nay.
Nếu các thử nghiệm thành công, F-3 sẽ tạo ra bước đột phá về khả năng tàng hình và công nghệ động cơ cao cấp do Nhật Bản chế tạo. F-3 là một chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ 5 tiên tiến, được sản xuất theo chương trình thử nghiệm công nghệ tiên tiến (ATD-X) của Nhật Bản, tích hợp bốn tính năng gồm: tàng hình, bay hành trình siêu âm, cơ động cao và hệ thống điện tử hàng không.

Tin mới