“Bói” tên hoàng tử Anh mới chào đời

(Kiến Thức) - Tên của hoàng tử bé xứ Cambridge mới chào đời đang là chủ đề "hot" được người dân trên khắp nơi trổ tài dự đoán.

“Bói” tên hoàng tử Anh mới chào đời
Trước khi hạ sinh hoàng tử bé vài tháng, Công nương Kate từng đề cập đến "con gái" khi nói về thai nhi trong bụng. Kể từ đó, tên của “công chúa” chưa chào đời đã trở thành chủ đề hot thu hút sự quan tâm của mọi người. Trong số những cái tên được đưa ra, Alexandra và Mary là hai cái tên được yêu thích nhất. Sau khi hoàng gia Anh thông báo Công nương Kate hạ sinh một bé trai nặng 3,8 kg, người dân ở London cũng như trên khắp Trái đất đều gửi lời chúc mừng tới Hoàng gia Anh. Hiện, tên của hoàng tử bé mới chào đời lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Hoàng tử William và Công nương Kate xuất hiện rạng rỡ trước công chúng cùng hoàng tử bé.
Hoàng tử William và Công nương Kate xuất hiện rạng rỡ trước công chúng cùng hoàng tử bé.
George và James là hai cái tên nổi bật nhất, đặc biệt là James.
James: Đây không chỉ là tên của hai vị vua Anh và sáu hoàng đế Scotland mà còn là tên của anh trai Công nương Kate. Hiện tỉ lệ đặt cược cho tên Jame là 2/1. Dưới đây là một số tên dự kiến khác mà mọi người đặt cho hoàng tử bé và tỷ lệ cược do Paddy Power - một trong những công ty cá cược lớn nhất nước Anh đưa ra bảng xếp hạng:
George: Đây là tên của 6 vị vua Anh và người sử dụng nó gần đây nhất là cha và ông của Nữ hoàng. Chính vì vậy, người ta nhận định rằng, tên gọi đó sẽ tiếp tục được sử dụng như truyền thống hoàng gia. Thêm vào đó, George là cái tên được đặt nhiều nhất cho các cậu nhóc sinh năm 2012. Tỷ lệ cược tên George sẽ được đặt cho hoàng tử bé mới chào đời là 5/1.
Harry: Một cái tên kết hợp giữa Henry và Harold. Đây cũng là tên của Hoàng tử Harry - em trai William. Cả hai cái tên trên từ lâu đã được hoàng gia Anh sử dụng bởi có đến 8 vị vua lấy tên là Henry trong hàng ngàn năm qua (mặc dù không vị vua nào lấy tên đó nữa kể từ những năm 1500). Hai vị vua đã lấy tên là Harolds. Tuy nhiên, một trong hai vị vua có tên đó đã bại trận trong trận chiến Hastings năm 1066. Kể từ xưa đến nay mới chỉ có một người lấy tên là Harry – người chú của hoàng tử bé mới chào đời. Vì vậy, người ta đặt cược với tỷ lệ 5/1.
Philip: Cả hoàng tử William và Thái tử Charles đều lấy tên đệm là Philip. Chính vì vậy, nhiều người đặt cược em bé hoàng gia mới chào đời sẽ được đặt tên đó với tỷ lệ đặt cược là 10/1.
Charles: Hai nhà vua Anh đã lấy tên đó. Trong số đó có ông nội của em bé hoàng gia là Thái tử Charles. Tỷ lệ cược tên này khá cao: 20/1.
Arthur: Cái tên đặc biệt này gợi cho chúng ta nhớ đến vị vua huyền thoại Arthur sống ở thế kỷ VI. Ông là người bảo vệ nước Anh chống lại sự xâm lược của người Saxon. Cả hoàng tử William và thái tử Charles cũng lấy đó làm tên đệm của mình. Tỷ lệ đặt cược cho tên Arthur là 16/1.
Ngoài ra, người ta còn dự đoán em bé sẽ được đặt tên là Ethelred với tỷ lệ là 200/1 hay có tên giống con trai mới chào đời của ngôi sao bóng đá Anh Wayne Rooney là Kai với tỷ lệ đặt cược là 1000/1.

Mãn nhãn ngắm tuyệt tác nghệ thuật của Hoàng gia Anh

Mãn nhãn ngắm tuyệt tác nghệ thuật của Hoàng gia Anh
Đây là bức trang phác thảo những người con của Nữ hoàng Victoria trong kỳ nghỉ tại Osborne House, Isle of Wight vào năm 1850.
  Đây là bức trang phác thảo những người con của Nữ hoàng Victoria trong kỳ nghỉ tại Osborne House, Isle of Wight vào năm 1850.

Nữ hoàng Victoria cùng con gái là công chúa Louise ngồi bên lò sưởi vào năm 1865. Bức tranh phác thảo này do họa sĩ Louise vẽ và được trưng bày trong các triển lãm tác phẩm nghệ thuật của gia đình hoàng gia Anh suốt nhiều thế kỷ qua.
 Nữ hoàng Victoria cùng con gái là công chúa Louise ngồi bên lò sưởi vào năm 1865. Bức tranh phác thảo này do họa sĩ Louise vẽ và được trưng bày trong các triển lãm tác phẩm nghệ thuật của gia đình hoàng gia Anh suốt nhiều thế kỷ qua.

Bức tranh vẽ mẹ chồng của Nữ hoàng Victoria tại Balmoral vào năm 1884 -1886.
 Bức tranh vẽ mẹ chồng của Nữ hoàng Victoria tại Balmoral vào năm 1884 -1886.

Người phụ trách triển lãm Lauren Porter tại lâu đài Windsor đang cầm trên tay một cuốn tranh gồm những bức phác thảo thuộc sở hữu của Nữ hoàng Victoria được vẽ ở Scotland.
 Người phụ trách triển lãm Lauren Porter tại lâu đài Windsor đang cầm trên tay một cuốn tranh gồm những bức phác thảo thuộc sở hữu của Nữ hoàng Victoria được vẽ ở Scotland.

Bức tranh vẽ lâu đài Windsor do chính hoàng tử Ernest Augustus, con trai của vua George III vẽ vào năm 1780.
 Bức tranh vẽ lâu đài Windsor do chính hoàng tử Ernest Augustus, con trai của vua George III vẽ vào năm 1780.

Nữ hoàng Elizabeth II đã vẽ bức tranh về chú ngựa biểu diễn xiếc vào những năm 1930.
 Nữ hoàng Elizabeth II đã vẽ bức tranh về chú ngựa biểu diễn xiếc vào những năm 1930.

Bức tranh vẽ phác thảo vua George III của Leonardo da Vinci.
 Bức tranh vẽ phác thảo vua George III của Leonardo da Vinci.

Vào năm 1785, con gái thứ hai của vua George III là Công chúa Augusta cũng vẽ tranh về cha có nhiều điểm giống với tác phẩm của Leonardo da Vinci.
 Vào năm 1785, con gái thứ hai của vua George III là Công chúa Augusta cũng vẽ tranh về cha có nhiều điểm giống với tác phẩm của Leonardo da Vinci.

Đây là một tác phẩm của cháu trai vua Charles I là nhà lãnh đạo quân sự vẽ Thánh Gioan Tẩy Giả vào năm 1658.
 Đây là một tác phẩm của cháu trai vua Charles I là nhà lãnh đạo quân sự vẽ Thánh Gioan Tẩy Giả vào năm 1658.

Công chúa Elizabeth - con gái của vua George III đã vẽ bức tranh bình hoa này vào năm 1792.
 Công chúa Elizabeth - con gái của vua George III đã vẽ bức tranh bình hoa này vào năm 1792. 

Chiếc quạt tuyệt đẹp này là tác phẩm của công chúa Victoria, con gái cả của Nữ hoàng Victoria.
 Chiếc quạt tuyệt đẹp này là tác phẩm của công chúa Victoria, con gái cả của Nữ hoàng Victoria.

Vua George III vẽ bản thiết kế một ngôi đền Corinthian ở Kew vào những năm cuối 1750.
 Vua George III vẽ bản thiết kế một ngôi đền Corinthian ở Kew vào những năm cuối 1750.

Cuộc triển lãm trưng bày những tác phẩm Hoàng gia Anh diễn ra từ ngày 26/1 đến hết ngày 22/6/2013.
 Cuộc triển lãm trưng bày những tác phẩm Hoàng gia Anh diễn ra từ ngày 26/1 đến hết ngày 22/6/2013.

Tại triển lãm lần này, bức tranh của Thái tử Charles vẽ năm 2012 cũng được giới thiệu đến công chúng.
 Tại triển lãm lần này, bức tranh của Thái tử Charles vẽ năm 2012 cũng được giới thiệu đến công chúng.

Sự thực giật mình về nhan sắc của Nữ hoàng Victoria

Sự thực giật mình về nhan sắc của Nữ hoàng Victoria
Vào ngày 28/6/1837, Alexandrina Victoria vừa tròn 18 tuổi được truyền ngôi Nữ hoàng của Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland. Buổi lễ truyền ngôi diễn ta tại tu viện Westminster ở London. Hơn 400.000 du khách đã đổ xô đến nơi này để chứng kiến giây phút thiêng liêng.

Trên thực tế, Nữ hoàng Victoria đã có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới khi lên nắm quyền dù tuổi đời còn rất trẻ. Bà cai trị vương quốc của mình cho đến khi qua đời vào năm 1901. Victoria trở thành nữ vương trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh và cũng là chủ nhân của cung điện Buckingham lộng lẫy trong thời gian dài.

Xung quanh cuộc đời và con người bà ẩn chứa những bí mật thú vị không hẳn ai cũng biết.

Cận cảnh “hậu duệ Hai Bà Trưng” trên đảo Sumatra

(Kiến Thức) - Sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và định cư tại phía Tây đảo Sumatra, trở thành dân tộc Minangkabau?

Cận cảnh “hậu duệ Hai Bà Trưng” trên đảo Sumatra
Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.
Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới. 
Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Ảnh: Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống.
 Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Ảnh: Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống.

Tin mới