Bóng dáng tập đoàn KIDO trong vụ thâu tóm đất vàng quan TP.HCM ngã ngựa

(VietnamDaily) - Trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn, Công ty TNHH Đầu tư KIDO đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP Đầu tư Lavenue vào năm 2010, và KIDO là cổ đông lớn nhất.

Bóng dáng KIDO trong vụ “thâu tóm” đất vàng Lê Duẩn
Khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích 4.896 m2 (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM), thuộc sở hữu Nhà nước có giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng. Mức giá này được cho là quá rẻ so với mức giá thị trường đối với một khu đất vàng có tới 3 mặt tiền.
Ban đầu, khu "đất vàng" Lê Duẩn do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc, là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).
Năm 2010, cả 4 Công ty trên (sau này là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) đã đồng ý chuyển nhượng phần góp vốn tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư KIDO).
Trong vụ việc này với vai trò là cổ đông lớn nhất, KIDO chiếm tới 50% cổ phần của dự án sau khi được chuyển nhượng.
Thanh tra Chính phủ sau đó khẳng định vụ việc trên "có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước, cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan" theo đúng quy định pháp luật.
Bong dang tap doan KIDO trong vu thau tom dat vang quan TP.HCM nga ngua
Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Tập đoàn KIDO.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Đầu tư KIDO do ông Trần Kim Thành là người đại diện pháp luật, thành lập năm 1993. Ông Trần Kim Thành đang nắm 156.000 cổ phiếu KDF, tương đương 00,28% vốn điều lệ, 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 00,13% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, ông Thành còn thông qua VOC sở hữu 22.232.000 cổ phiếu KDC, tương đương 24% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư KIDO nơi ông Thành làm Tổng giám đốc cũng nắm giữ 16.867.456 cổ phiếu KDC.
Ông Trần Kim Thành là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC), Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF), Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP (VOC) và là thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.
Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là "vua" bánh kẹo trên thị trường Việt Nam, sau đó doanh nghiệp này quyết định bán mảng bánh kẹo cho các doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2014. Tuy nhiên, KIDO vẫn "thống trị" mảng kem, nắm giữ tới 35% thị phần (theo thống kê của EuroMonitor) với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano.
Thời điểm đó, KIDO còn toan tính lấn sang thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Ngoài ra, KIDO đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods nhằm thâm nhập vào thị trường thực phẩm chế biến sẵn.

Hai "bóng hồng" và "Quan" TP HCM "ngã ngựa" 

Trước đó, diễn biến mới nhất của quá trình điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP HCM; liên quan đến dự án tại khu đất số 8 -12 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 1958), nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM và Lê Thị Thanh Thúy (SN 1979), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue.
Hai bị can này đều bị khởi tố, bắt tạm giam để để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Bong dang tap doan KIDO trong vu thau tom dat vang quan TP.HCM nga ngua-Hinh-2
Khu "đất vàng" có diện tích gần 5.000m2 nằm tại số 8 - 12 Lê Duẩn. (Nguồn ảnh: Nhà đầu tư).
Bộ Công an trước đó cũng đã bắt Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM), và hàng loạt lãnh đạo sở ngành, cá nhân khác liên quan đến hành vi giao đất không đấu giá, giao dự án cho doanh nghiệp không đủ năng lực, chấp thuận cho doanh nghiệp tham gia hợp tác sai quy định đối với khu đất 8 -12 Lê Duẩn.

VIETCOMBANK, VIETINBANK, BIDV, HDBANK..,Được vinh danh thương hiệu quốc gia

Tại Lễ Công bố sản phẩm và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Tiến vào Kỷ nguyên xanh” diễn ra ở Hà Nội ngày 4/11/2024, các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank…

 Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, chương trình xúc tiến thương mại uy tín do Chính phủ chủ trì, là cầu nối quan trọng để thế giới biết đến Việt Nam như một điểm đến đáng tin cậy về sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Việc các ngân hàng top đầu như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank và HDBank nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về uy tín trong hệ thống tài chính mà còn khẳng định sự vươn tầm quốc tế, nâng cao sức hút đầu tư vào thị trường Việt Nam từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Đại diện Ban Tổ chức nhấn mạnh: “Sự có mặt của các ngân hàng thương mại cổ phần như HDBank trong danh sách Thương hiệu Quốc gia thể hiện sự ghi nhận những nỗ lực không ngừng và sự khẳng định vị thế dẫn đầu trong phát triển bán lẻ hiện đại, năng lực tài chính vững mạnh, phát triển bền vững”.

VIETCOMBANK, VIETINBANK, BIDV, HDBANK..,Duoc vinh danh thuong hieu quoc gia
Tổng Giám đốc HDBank Phạm Quốc Thanh nhận biểu trưng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hoa chúc mừng từ Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với những đóng góp của HDBank cho thị trường tài chính và sự phát triển kinh tế Việt Nam. 
Năm 2024, HDBank tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển xanh và bền vững, không ngừng tích hợp công nghệ số nhằm phục vụ nhóm khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ tại các khu vực nông thôn và đô thị đang phát triển. Kết quả kinh doanh của HDBank cũng nổi bật với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 12.655 tỷ đồng, các chỉ số ROE và ROA thuộc nhóm dẫn đầu ngành, phản ánh sức mạnh tài chính bền vững và năng lực quản lý rủi ro hiệu quả. Ngân hàng cũng tiên phong trong việc thành lập Ủy ban ESG để giám sát thực thi các sáng kiến bền vững, phát hành báo cáo phát triển bền vững nhằm nâng cao nhận thức về ESG trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.Song hành cùng thành tựu kinh doanh, HDBank còn tích cực tham gia các chương trình xã hội với gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục kinh tế sau bão, và đóng góp 80 tỷ đồng vào chương trình xóa nhà tạm do Thủ tướng phát động.Là năm thứ 9 của chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp được vinh danh đã trải qua quy trình sàng lọc khắt khe từ hơn 1.000 doanh nghiệp trong nước. Thương hiệu Quốc gia không chỉ là biểu tượng cho chất lượng và uy tín mà còn là công cụ quan trọng đưa hình ảnh các thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế. Sự công nhận này đánh dấu bước tiến mới trong hành trình nâng cao giá trị Thương hiệu Quốc gia, kết nối thế giới biết đến Việt Nam như một quốc gia thịnh vượng với các sản phẩm và dịch vụ đạt chuẩn quốc tế.

Hàng loạt "siêu thực phẩm" bị bỏ quên khi ăn phở, là những loại cực quen mặt, giá rẻ bèo 5.000 đồng có thể mua

Phở là món ăn quen thuộc của người Việt, thậm chí còn được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người khi dùng vẫn chưa tận dụng hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là kết hợp với các thực phẩm khác để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khoẻ.

Phở tại Việt Nam có rất nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là phở gà và phở bò. Trước đây, phở được coi là món ăn sáng được nhiều người ưa thích, hiện tại ngoài ăn sáng phở còn được bán vào tất cả các thời điểm trong ngày.

Về dinh dưỡng, phở là sự kết hợp tinh tế giữa các loại thực phẩm với nhau, trong đó có hai loại chính là bánh phở cung cấp tinh bột; thịt và nước dùng cung cấp chất đạm và chất béo. Tùy từng loại phở có thể cung cấp từ 300 đến 600kcal. Ví dụ một bát phở tái chín bình dân chỉ cung cấp 350kcal, nhưng một bát xào lăn hoặc sốt vang có thể cung cấp tới 600kcal.

Tin mới