Bỗng dưng mất hơn 400 triệu trong tài khoản: Vietcombank nói gì?

Khách hàng bị mất hơn 400 triệu đồng trong tài khoản, Vietcombank cho rằng các giao dịch đều hợp lệ. Hiện người bị mất tiền đã gửi đơn đến Công an tỉnh Bình Dương.

“Bốc hơi” hơn 400 triệu đồng
Ngày 18/9, ông Nguyễn Văn Hoàn, Giám đốc chi nhánh Nam Bình Dương - ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) có công văn số 495/NBD-DVKHTN gửi ông Trần Việt Luận, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM giải thích về các giao dịch phát sinh trong tài khoản của ông Luận.
Nội dung công văn ghi như sau: Ngày 14/9, Vietcombank Nam Bình Dương đã có buổi làm việc trực tiếp và nhận được đơn yêu cầu giải quyết của khách hàng về việc tài khoản số 0381000472133 phát sinh 4 giao dịch chuyển khoản với tổng số tiền 406 triệu đồng trong ngày 4/9.
Thông tin chi tiết 4 giao dịch chuyển tiền được Vietcombank liệt kê: Tại ngân hàng Seabank có 2 giao dịch, số chứng từ 5071.90139 và 5071.90696 với tổng số tiền 89 triệu đồng đến số tài khoản hưởng 00003104038 mang tên chủ tài khoản Pham Lan Anh. Tại ngân hàng Maritimebank có 2 giao dịch, số chứng từ 5071.91044 và 5071.91369 với tổng số tiền 317 triệu đồng đến số tài khoản 04001012728375 mang tên chủ tài khoản Vo Khoa Tuan.
Trước đó, Vietcombank nhận đơn khiếu nại của khách hàng nói trên và đã tiến hành kiểm tra trên hệ thống, làm việc với các đơn vị có liên quan để xử lý yêu cầu tra soát các giao dịch, thực hiện cấp lại mật khẩu Digibank và hướng dẫn khách hàng kích hoạt lại dịch vụ Digibank.
Ngày 8/9, trung tâm Hỗ trợ khách hàng của Vietcombank liên hệ khách hàng để xác minh thông tin, giải thích về cơ chế giao dịch an toàn, thông báo Vietcombank đã chuyển yêu cầu hỗ trợ thu hồi giao dịch tới ngân hàng Seabank và Maritimebank; đồng thời tư vấn nâng cao bảo mật cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hướng dẫn trình báo vụ việc tới cơ quan Công an.
Tuy nhiên, ngày 13/10, trao đổi với PV tạp chí Đời sống & Pháp luật, ông Trần Việt Luận – khách hàng phản ánh bị mất tiền - cho rằng, thời điểm thực hiện các giao dịch trên, ông không hề nhận tin nhắn thông báo đến điện thoại của mình. “Tôi đã gửi đơn đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, đề nghị điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc để được nhận lại số tiền của mình”, ông Luận nói.
Bong dung mat hon 400 trieu trong tai khoan: Vietcombank noi gi?
 Ngân hàng cho rằng các giao dịch đều hợp lệ.
Ngân hàng cho rằng các giao dịch đều hợp lệ
Bước đầu, Vietcombank xác định nguyên nhân phát sinh 4 giao dịch của khách hàng khiếu nại như sau: Để thực hiện giao dịch trên kênh Vietcombank Digibank, Vietcombank cung cấp cho khách hàng “Tên truy cập dịch vụ, mật khẩu truy cập dịch vụ (yếu tố bảo mật thứ nhất) và phương thức xác thực giao dịch như mã xác thực OTP (yếu tố bảo mật thứ hai)” tương ứng với từng giao dịch thực hiện. Chỉ khi tên truy cập, mật khẩu truy cập và mã OTP xác thực giao dịch được cung cấp đúng thì giao dịch mới được Vietcombank xử lý.
Qua kiểm tra trên hệ thống và phối hợp với đối tác cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn, Vietcombank ghi nhận các giao dịch nêu trên của khách hàng đã được thực hiện hợp lệ trong ngày 4/9.
Cụ thể, lúc 11:00, hệ thống ghi nhận phát sinh yêu cầu kích hoạt lại ứng dụng Digibank của khách hàng trên thiết bị mới. Đối tượng thực hiện giao dịch đã nhập đúng tên truy cập dịch vụ Vietcombank Digibank, mật khẩu truy cập dịch vụ Digibank và mã OTP xác thực kích hoạt lại ứng dụng (OTP lần 1) được gửi đến số điện thoại 09180603xx (số điện thoại của khách hàng – PV).
Vietcombank Nam Bình Dương nhận định, sau khi đăng ký kích hoạt lại thành công, đối tượng có thể chiếm quyền kiểm soát và khởi tạo giao dịch trên ứng dụng Digibank trên thiết bị mới.
Đối với giao dịch thứ hai, lúc 11:02, hệ thống ghi nhận phát sinh thao tác kích hoạt tính năng SmartOTP trên ứng dụng Digibank (vừa được cài đặt lại trên thiết bị mới).
Tính năng VCB-Smart OTP là dịch vụ được tích hợp trên ứng dụng Vietcombank Digibank và cho phép người sử dụng nhận mã xác thực OTP của giao dịch ngay trên ứng dụng Vietcombank Digibank mà không cần nhận tin nhắn OTP theo hình thức tin nhắn SMS thông thường. Đối tượng thực hiện giao dịch đã nhập đúng mã OTP xác thực đăng ký SmartOTP (OTP lần 2) được gửi đến số điện thoại 09180603xx của khách hàng.
Cụ thể, lúc 11:04 đến 11:05, hệ thống ghi nhận phát sinh 2 yêu cầu chuyển tổng số tiền 89 triệu đồng tới người hưởng Pham Lan Anh tại ngân hàng Seabank. Đối tượng thực hiện giao dịch đã nhập đúng mã OTP xác thực cho 2 giao dịch chuyển tiền được gửi đến số điện thoại 09180603xx của khách hàng (OTP lần 3 và OTP lần 4).
Liên quan đến 2 giao dịch này, Vietcombank cho biết đã gửi 4 tin nhắn SMS thông báo (mã OTP và biến động số dư) đến điện thoại của khách hàng.
Tương tự, ngân hàng cũng lý giải về giao dịch lúc 11:07, hệ thống ghi nhận phát sinh 2 yêu cầu chuyển tổng số tiền 317 triệu đồng tới người hưởng Vo Khoa Tuan tại Maritimebank. Đối tượng thực hiện giao dịch đã sử dụng tính năng xác thực giao dịch bằng SmartOTP. Vietcombank đã gửi 2 tin nhắn SMS thông báo biến động số dư tới khách hàng.
Vietcombank đánh giá, các giao dịch nói trên đã được thực hiện hợp lệ với toàn bộ các thông tin bảo mật là do khách hàng. Trong đó, bao gồm 4 mã OTP đã được gửi thành công về số điện thoại 09180603xx theo xác nhận nhà mạng. Do đó, Vietcombank đã hoàn toàn xử lý giao dịch theo quy của pháp luật và thỏa thuận dịch vụ tại điều khoản sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Phía ngân hàng cũng thông tin thêm, trong thời gian chờ kết quả xử lý, tra soát giao dịch tại ngân hàng hưởng (tối đa là 45 ngày), đơn vị này tiếp tục phối hợp và sẽ cập nhật thông tin tới khách hàng ngay sau khi nhận được kết quả xử lý từ ngân hàng hưởng là Seabank và Maritimebank.
Vinaphone xác nhận gửi tin biến động số dư
Nhà mạng viễn thông Vinaphone đã gửi xác nhận cho Vietcombank về việc 8 tin nhắn dịch vụ liên quan đến các giao dịch trên gồm tin nhắn gửi OTP và tin nhắn thông báo biến động số dư đã được gửi thành công tới thuê bao điện thoại 09180603xx.

Nguyễn Minh Chuyển gây thiệt hại 1.440 tỷ cho Vietcombank Tây Đô thế nào?

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Minh Chuyển được xác định là người tổ chức, chủ mưu và thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động cho vay, gây thiệt hại hơn 1.440 tỷ đồng cho Vietcombank Tây Đô.

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 13 bị can, trong đó có cựu Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tây Đô (Vietcombank Tây Đô) Nguyễn Minh Chuyển (52 tuổi) vì tội “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Ngoài ra, còn có 2 bị can khác là cựu lãnh đạo Vietcombank Tây Đô bị cáo buộc vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và 19 bị can còn lại bị cáo buộc tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản (*).
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Theo cáo trạng của VKSND, từ năm 2010 đến tháng 12/2014, Nguyễn Minh Chuyển và một số cán bộ của Vietcombank (VCB) Tây Đô đã vi phạm trong việc lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay đối với 57 hợp đồng tín dụng cho 43 doanh nghiệp thuộc 6 nhóm khách hàng: nhóm Nam Sông Hậu; nhóm Du lịch Đại Dương; nhóm Cơ khí Tây Đô; nhóm An Đô; nhóm Thép Đông Dương; nhóm Trường Nguyên, với số tổng số tiền giải ngân là hơn 2.476 tỷ đồng vay vốn.
Cụ thể, năm 2012, công ty Vĩnh Nguyên do Lê Tùng Huy làm chủ mất khả năng thanh toán 146 tỷ đồng cho VCB Tây Đô. Do lo sợ việc công ty Vĩnh Nguyên không trả được nợ đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng hoạt động kinh doanh của VCB Tây Đô, ông Chuyển đã sắp xếp để một người là Nguyễn Hùng Cường mua lại công ty Vĩnh Nguyên và tiếp tục ký hợp đồng tín dụng cho công ty Vĩnh Nguyên.
Ông Chuyển còn đề xuất VCB trung ương phê duyệt hạn mức cấp tín dụng 150 tỷ đồng; trực tiếp ký hợp đồng tín dụng cho công ty Vĩnh Nguyên vay vốn, hạn mức 150 tỷ đồng, không đúng điều kiện của VCB Trung ương yêu cầu, gây thiệt hại cho VCB Tây Đô hơn 86 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Chuyển còn để cho các bị can Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Công Trừng, Cao Hoàng Thám, Trần Văn Anh Duy, Võ Vũ Bình, Võ Hoàng Thám, Trang Hồng Sơn, Trịnh Minh Tú, Nguyễn Thanh Hùng là chủ các nhóm doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt của VCB Tây Đô với tổng số tiền hơn 1.040 tỷ đồng.
Cáo trạng kết luận, ông Chuyển là người tổ chức, chủ mưu và thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động cho vay, gây thiệt hại hơn 1.440 tỷ đồng này của Ngân hàng Vietcombank Tây Đô và đã thực hiện hành vi lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho VCB Tây Đô hơn 86 tỷ đồng.

(*) Ngoài ra, còn có các bị can khác đều là những người làm nghề kinh doanh gồm: Nguyễn Hùng Cường (SN 1971, tại Trà Vinh); Nguyễn Công Trừng (SN 1982, tại Trà Vinh); Võ Vũ Bình (SN 1974, tại TP Cần Thơ); Cao Hoàng Thám (SN 1984, tại Cần Thơ); Trang Hồng Sơn (SN 1982, tại Hậu Giang); Trang Văn Tòng (SN 1961); Võ Hoàng Thám (SN 1987, tại Hậu Giang); Trịnh Minh Tú (SN 1964, tại TP.HCM); Nguyễn Thanh Hùng (SN 1968, tại An Giang); Trần Văn Anh Duy (SN 1972, tại TP.HCM).

Đã xác định nghi can cướp ngân hàng Vietcombank

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Khánh Hòa cho biết vụ dùng súng cướp ngân hàng Vietcombank ở Khánh Hòa sẽ sớm được sáng tỏ.

Chiều 6/9, trao đổi với phóng viên báo chí, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong quá trình phối hợp, điều tra, cơ quan chức năng đã xác định được nghi can phạm trong vụ cướp ngân hàng ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) Ninh Hòa, Chi nhánh Vietcombank Khánh Hòa xảy ra cách đây chưa lâu.
Bên cạnh đó, vị lãnh đạo trên cũng cho rằng vụ việc này sẽ được làm sáng tỏ để không gây hoang mang cho dư luận và đặc biệt là khách hàng của ngân hàng.

Tin mới