"Bóng hồng Trang phố núi" trong đại án nghìn tỷ

Phạm Thị Trang là cái tên từng xuất hiện trong 2 đại án Bùi Tiến Dũng (PMU18) và Phạm Công Danh. Trước khi bị khởi tố, người phụ nữ bí ẩn đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Ngày đầu tháng 8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố 25 bị can, bắt tạm giam 16 người tại 4 ngân hàng TP Bank; Sacombank; BIDV và Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Trong số người bị bắt tạm giam có ông Trầm Bê (nguyên Chủ tịch Sacombank).
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định ông Trầm Bê và các đồng phạm gây thiệt hại khoảng 6.600 tỷ đồng. Một phần tài sản trên được nêu trong kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh.
"Bong hong Trang pho nui" trong dai an nghin ty
Ảnh minh họa "bóng hồng Trang phố núi" trong đại án nghìn tỷ. Ảnh: Hiền Đức. 
Liên quan đại án Phạm Công Danh, cuối tháng 7, Bộ Công an cũng đã khởi tố bị can đối với Phạm Thị Trang (tức Trang 'phố núi', 43 tuổi, ngụ TP.HCM). Người này là mắt xích quan trọng giúp Phạm Công Danh rút hàng nghìn tỷ đồng trái phép ra khỏi VNCB.
Tuy nhiên, thời điểm cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can Phạm Công Danh, vào tháng 7/2014, Trang đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Trong quá trình xét xử đại án VNCB, Phạm Công Danh khai ông ta gặp và quen Trang ở Hà Nội trước khi vào VNCB. Danh còn khai Trang làm việc cho ngân hàng với nhiệm vụ huy động vốn. Khi có hợp đồng gửi tiền lớn vào VNCB, ông ta sẽ trích phần trăm cho Trang.
Trang là em gái của Phạm Việt Thép, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ và thương mại JSC An Phát thuộc Tập đoàn Thiên Thanh. Theo cơ quan điều tra, Thép là một trong những giám đốc được Phạm Công Danh dựng lên nhằm rút tiền của VCNB.
Hơn 10 năm trước, trong các phiên tòa xét xử đại án Bùi Tiến Dũng - Tổng giám đốc PMU18, cái tên Trang “phố núi” nhiều lần được nhắc đến. Lúc đó, Trang là chủ một nhà hàng ở Hà Nội.
"Bong hong Trang pho nui" trong dai an nghin ty-Hinh-2
Bị cáo Phạm Công Danh. Ảnh: Thăng Long. 
Trước thông tin cho rằng “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng thường đến nhà hàng của Trang tổ chức ăn chơi và tặng những món quà có giá trị lớn cho chủ nhà hàng như xe ôtô đắt tiền, Phạm Thị Trang đã lên tiếng phủ nhận.
Sau đại án Bùi Tiến Dũng, Trang là cái tên được dư luận quan tâm. Sau khi “con bạc triệu đô” lĩnh án tù, Trang thoát khỏi vòng lao lý. Thời điểm đó, dư luận đặt nghi vấn về mối quan hệ thân thiết giữa Trang và Bùi Tiến Dũng.
Tuy nhiên, Trang lý giải nguyên Tổng giám đốc PMU18 chỉ là một trong những khách hàng thường lui tới nhà hàng của cô ta. Cô và ông Dũng không có mối quan hệ riêng tư.
Năm 2016, trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại VNCB, cơ quan tố tụng có gửi giấy triệu tập nhưng Phạm Thị Trang vắng mặt.
Trong lời đề nghị của mình, luật sư Phan Trung Hoài (luật sư của Phạm Công Danh) đề nghị, theo Luật tương trợ tư pháp 2007, cam kết không bắt giữ người làm chứng là bà Trang (được cho là đang ở Mỹ) về nước. Luật sư Hoài bày tỏ nguyện vọng mong HĐXX có thể mời bà Trang tới dự phiên tòa vì người này có vai trò quan trọng trong vụ án.
Việc có thể đối chất với "Trang phố núi" được luật sư của Phạm Công Danh cho rằng sẽ làm sáng tỏ bản chất vấn đề.
Trả lời vấn đề này, chủ tọa phiên tòa cho biết Phạm Thị Trang có đơn gửi cơ quan chức năng xin vắng mặt.
Theo tài liệu, Trang là người giúp Phạm Công Danh tìm những khách hàng lớn cho VNCB, trong đó có Trần Ngọc Bích (Giám đốc Tân Hiệp Phát). Theo lời khai của bà Bích, để tạo uy tín khi giúp sức cho Danh, Trang tự giới thiệu là Phó tổng giám đốc Ngân hàng VNCB.
Tài liệu tố tụng cũng thể hiện, Trang là người đã đứng ra giới thiệu cho Phạm Công Danh sử dụng Công ty An Phát của anh trai cô ta, để ký hợp đồng khống trong việc cung cấp dịch vụ nâng cấp hệ thống Corebanking. Giữa năm 2013, Danh và Trang chỉ đạo Mai Hữu Khương, nguyên thành viên HĐQT VNCB soạn hợp đồng nâng cấp hệ thống Corebanking. Qua đó, các bị can đã “rút ruột” hơn 63,7 tỷ đồng của VNCB.
Trong đại án Phạm Công Danh, Trang bị tình nghi có hành vi giúp sức cho Danh và đồng phạm rút gần 5.500 tỷ đồng nhưng không có chứng từ, không có chữ ký của chủ tài khoản, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng VNCB.
Cũng tại phiên tòa hơn một năm trước, luật sư đã cung cấp thông tin việc Trang từng gửi “thư tình” cho Phạm Công Danh. Tại tòa, Danh khai giữa họ chỉ có một mối quan hệ, đó là việc Trang huy động vốn giúp ngân hàng.

Đại án 9.000 tỷ: Chứng cứ mới buộc trách nhiệm VNCB?

Số tiền 5.190 tỷ của Trần Ngọc Bích đã bị Ngân hàng Xây Dựng (VNCB) chuyển ra khỏi tài khoản không có chứng từ.

Đến khi Bích sử dụng số tiền này để trả nợ thì Ngân hàng Xây Dựng trì hoãn không giải quyết, không nói rõ lý do, giấu các thông tin về khoản tiền đã bị chuyển đi...

Tại phiên tòa, các bị cáo cho rằng đây là số tiền Trần Ngọc Bích cho Phạm Công Danh vay, Bích biết và đồng thuận với việc Ngân hàng Xây Dựng tự ý chuyển tiền, Ngân hàng cho các bị cáo nợ chứng từ... Thậm chí có bị cáo khai sự đồng thuận của Bích thể hiện qua lời người khác.

Sau khi chứng minh có một số chứng từ đã bị viết thêm để bác bỏ việc nhận lãi vượt trần theo lời khai của các bị cáo, Trần Ngọc Bích đã đưa ra chứng cứ quan trọng để chứng minh lời khai của các bị cáo về khoản tiền gửi 5.190 tỷ là không có cơ sở. Theo luật sư, chứng cứ này sẽ buộc trách nhiệm của Ngân hàng Xây Dựng.

Ngân hàng giấu thông tin?

Theo lời khai của Trần Ngọc Bích, ngày 21/4/2014, các hợp đồng vay của nhóm Trần Ngọc Bích đến hạn, Bích đến Ngân hàng Xây Dựng gửi ủy nhiệm chi yêu cầu ngân hàng dùng 5.190 tỷ đồng trên tài khoản tiền gửi của Bích để tất toán các hợp đồng vay. Ngân hàng nói là vì đang bị thanh tra kiểm tra, nên chưa thực hiện yêu cầu của Bích, hẹn Bích ngày 22/4/2014 lên Ngân hàng giải quyết.

Theo lời hẹn, ngày 22/4/2014, khi Trần Ngọc Bích đến Ngân hàng Xây Dựng giải quyết, thì Ngân hàng thông báo số tiền trong tài khoản của Bích không thể tất toán cho các hợp đồng vay theo yêu cầu, nhưng Ngân hàng không nêu rõ nguyên nhân việc không thể tất toán. Đồng thời, Ngân hàng chủ động cam kết với Trần Ngọc Bích bằng Biên bản ngày 22/4/2014.

Điều bất ngờ là Biên bản này được lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây Dựng, trong đó có Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương. Nghị quyết do Phạm Công Danh ký ban hành. Nội dung biên bản và Nghị quyết do Danh ký nêu: kể từ ngày Ngân hàng nhận được yêu cầu của khách hàng, toàn bộ các hợp đồng vay của khách hàng sẽ không phát sinh thêm lãi vay; cam kết trong mọi trường hợp, cho dù bất kỳ lí do nào, Ngân hàng cũng không đơn phương tất toán các sổ tiết kiệm cầm cố khi chưa có sự đồng ý của khách hàng hoặc xử lý các sổ tiết kiệm để tất toán các hợp đồng vay; Ngân hàng cam kết tự động gia hạn sổ tiết kiệm và giữ lãi suất như cũ theo quy định của NHNN...
Bằng chứng công khai tại tòa: Nghị quyết ngày 22/4/2014.
 Bằng chứng công khai tại tòa: Nghị quyết ngày 22/4/2014.
Trong khi đó, thực tế vụ án cho thấy tiền đã bị chuyển đi khỏi tài khoản của Trần Ngọc Bích từ 21 và 26/8/2013. Như vậy, Biên bản ngày 22/4/2014 giữa Ngân hàng và Trần Ngọc Bích, Nghị quyết của Danh ký thể hiện Ngân hàng Xây Dựng đã giấu Trần Ngọc Bích thông tin tiền đã bị chuyển khỏi tài khoản. Lời khai của các bị cáo về việc Bích nợ chứng từ, đã biết, đồng thuận với việc Ngân hàng Xây Dựng tự ý chuyển tiền khỏi tài khoản là không có cơ sở. Theo các luật sư, chính Phạm Công Danh ký nghị quyết che giấu thông tin tiền trên tài khoản của Trần Ngọc Bích đã bị chuyển trái phép, không chứng từ, chính Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương thông qua nghị quyết này thì việc các bị cáo khai đây là tiền Trần Ngọc Bích cho Danh vay là điều mâu thuẫn và phi lý. Nếu Trần Ngọc Bích cho Danh vay, nếu Bích biết và đồng thuận với việc chuyển tiền, nếu Bích được Ngân hàng cho nợ chứng từ thì tại sao Ngân hàng Xây Dựng không thông báo cho Bích mà còn thông qua Nghị quyết che giấu thông tin? Trách nhiệm Ngân hàng Xây Dựng Theo bà Trần Ngọc Bích khai, suốt thời gian sau đó, bà liên tục liên hệ, gửi văn bản với Ngân hàng Xây dựng, với Tổ Giám sát của Ngân hàng Nhà nước để yêu cầu chuyển tiền và tất toán khoản vay, nhưng không ai giải quyết, và cũng không có ai thông báo tiền của bà Bích đã bị chuyển đi, bà Bích nợ chứng từ, bà Bích cho Phạm Công Danh vay... Quá trình làm việc này đều có sự ghi nhận bằng biên bản. Theo các luật sư, điều này một lần nữa khẳng định không thể có chuyện Trần Ngọc Bích đồng thuận, cho Danh vay tiền, biết việc chuyển tiền như lời các bị cáo khai nhằm chạy tội. Bà Trần Ngọc Bích đã cung cấp tại phiên Tòa Biên Bản ngày 22/4/2014 giữa Ngân hàng Xây dựng và bà Bích, Biên bản họp và Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng ngày 22/4/2014 do Phạm Công Danh ký,  Biên bản làm việc giữa bà Bích và Ngân hàng Nhà Nước...

Đại án VNCB: Một tay Phạm Công Danh lừa tất cả!

Dù là một tay lừa đảo bậc thầy nhưng trước tòa, Phạm Công Danh luôn đóng vai “nạn nhân”, tỏ ra đáng thương và... coi trọng chữ tín.

Bào chữa cho Phạm Công Danh, luật sư Phan Trung Hoài nêu: Phạm Công Danh khai bị bà Hứa Thị Phấn lừa khi mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín; Phạm Công Danh đã bị quy trách nhiệm “oan” về khoản lỗ hơn 18.000 tỷ đồng của ngân hàng; Phạm Công Danh đã phải đổ tiền của mình “giải cứu” Ngân hàng Đại Tín; Phạm Công Danh phải chi chăm sóc khách hàng hàng ngàn tỷ đồng, phải chi 3.600 tỷ mua cổ phần của bà Sáu Phấn, phải chi 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của Ngân hàng…
Dai an VNCB Mot tay Pham Cong Danh lua tat ca
Bộ đôi Phạm Công Danh, Phan Thành Mai đã dùng Tập đoàn Thiên Thanh để "hút" tiền của Ngân hàng Xây dựng? 
Cũng luật sư Hoài cho rằng: Chưa kể sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng), nếu thu hồi 3.600 tỷ từ bà Sáu Phấn, thu hồi 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ hoặc Phạm Công Danh không chịu trách nhiệm về khoản tiền trộm của nhóm Trần Ngọc Bích, thì thiệt hại của vụ án sẽ không phải như Cáo buộc của Viện kiểm sát.
Khi tiền của "mỹ nhân" chảy sang túi "anh hùng"
Không chỉ luật sư Phan Trung Hoài, trước đó, trong phần thẩm vấn, Phan Thành Mai, Phạm Công Danh đều nhiều lần nói về “công trạng” giải cứu Ngân hàng Xây Dựng.
Danh và Mai khai đã phải dùng rất nhiều tiền của cá nhân, của tập đoàn Thiên Thanh chi chăm sóc khách hàng cho ngân hàng.
Không những thế, để thực hiện nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng, luật sư Hoài cho rằng Danh đã phải đổ thêm 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng.
Số tiền 3.600 tỷ mà Danh trả cho bà Sáu Phấn để mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín cũng được luật sư Hoài ghi nhận là nhằm “giải cứu” ngân hàng.
Trái với tất cả những lời tung hô này, thực tế hồ sơ vụ án không chứng minh được Tập đoàn Thiên Thanh, cá nhân Phạm Công Danh bỏ ra một đồng nào cho việc mua cổ phần của Phạm Công Danh cũng như các hoạt động khác của Ngân hàng Xây Dựng.
Không những thế, toàn bộ số tiền trả cho bà Sáu Phấn, tăng vốn điều lệ cho ngân hàng, Phạm Công Danh đều rút trái phép trực tiếp hay gián tiếp từ Ngân hàng Xây Dựng.
Hàng ngàn tỷ khác được rút ra từ Ngân hàng Xây Dựng để trả nợ và chi tiêu cho các mục đích cá nhân của Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh…
Tại phiên tòa, Danh đã không thể trả lời được câu hỏi nguồn tiền ở đâu để Tập đoàn Thiên Thanh chi trả lãi ngoài? Có thể hiện trên báo cáo tài chính của tập đoàn Thiên Thanh không? Nếu là tiền cá nhân của Danh, thì trước đó, Danh để ở đâu?
“Anh hùng” Phạm Công Danh luôn miệng cho rằng đã cứu “mỹ nhân” Ngân hàng Đại Tín, nhưng trên thực tế thì đồng tiền đã chảy ngược từ “mỹ nhân’ sang túi “anh hùng”.
Bà Sáu Phấn có lừa nổi Phạm Công Danh?
Dù không dẫn chiếu được đầy đủ các chỉ số tài chính trọng yếu, Luật sư Phan Trung Hoài nêu rất nhiều về thành tích của Phạm Công Danh, kinh nghiệm của Phạm Công Danh khi xây dựng Tập đoàn Thiên Thanh phát triển vững mạnh, phát triển khắp toàn quốc. Danh đã ấp ủ giấc mơ xây dựng một Ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Theo lời khai của Danh, bào chữa của luật sư Phan Trung Hoài, Danh nghĩ rằng mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín của bà Sáu Phấn là mua các bất động sản đang thế chấp trong ngân hàng.
Khi Danh trả 3.600 tỷ đồng cho bà Sáu Phấn và không được giải chấp các bất động sản, thì Danh mới biết mình bị lừa.
Nếu quan điểm này là đúng thì Danh quả tình đã quá ngờ nghệch không khác gì chàng ngốc đi mua vịt trời trong truyện năm xưa.
Cổ phần ngân hàng là của cổ đông. Khoản vay là tài sản của ngân hàng. Tài sản thế chấp dùng bảo đảm cho khoản vay. Chàng ngốc đi mua vịt trời cũng không thể nhầm tưởng rằng mua cổ phần là mua tài sản đang thế chấp trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính Phạm Công Danh, Phan Thành Mai lập đề án cơ cấu Ngân hàng Đại Tín dựa trên những thông tin công khai. Danh đã biết kết quả thanh tra Ngân hàng Đại Tín tháng 7/2012. Chính Phan Thành Mai ký báo cáo tài chính năm 2013 của Ngân hàng Xây Dựng.
Danh, Mai biết rõ thực trạng tài chính của Ngân hàng Đại Tín trước khi mua.
Nếu bà Sáu Phấn có sai phạm, thì so về số tiền, thủ đoạn, Phạm Công Danh cũng vẫn là “bậc thầy” của bà Sáu Phấn.
Không thể nào bà Sáu Phấn lừa nổi Phạm Công Danh.
Dai an VNCB Mot tay Pham Cong Danh lua tat ca-Hinh-2
Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Thiên Thanh mỗi năm chỉ được hơn 80 triệu đồng, nên không thể nói Phạm Công Danh lấy tiền của Thiên Thanh đi "giải cứu" Ngân hàng Xây dựng. 

Tin mới