Trong quý 1/2020, tổng doanh thu của BOS tăng tới 191% lên mức 107 tỷ đồng nhờ chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản tài chính và doanh thu môi giới tăng mạnh.
Cụ thể, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 72 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ khoản thu này ghi nhận không đáng kể.
Công ty cũng ghi nhận gần 7.7 tỷ đồng lãi từ khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, doanh thu từ lãi các khoản cho vay và phải thu, doanh thu môi giới tăng lần lượt 38% và 44% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, lỗ tài sản tài chính ghi nhận qua lỗ (FVTPL) chiếm hơn 135.6 tỷ đồng, gấp 5.5 lần so với cùng kỳ.
Trong đó, Công ty lỗ gần 110 tỷ đồng khi bán 8.45 triệu cổ phiếu ROS ở mức giá gần 9,700 đồng/cp. Trong khi số cổ phiếu trên được Công ty mua với giá bình quân khoảng 22,600 đồng/cp.
Danh mục tài sản FVTPL của BOS cuối quý 1/2020 |
Doanh thu hoạt động không đủ bù đắp chi phí nên khép lại quý 1 đầu năm, Chứng khoán BOS ghi nhận lỗ hơn 38 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 4 tỷ đồng.
Theo BOS, sở dĩ công ty thua lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư sụt giảm, trong khi tỷ lệ tăng chi phí tới 403% lên gần 140 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/3/2020, BOS ghi nhận tổng tài sản giảm vài chục tỷ đồng so với đầu năm, ở mức 1,108 tỷ đồng. Nợ phải trả của Công ty giảm 43%, chiếm hơn 19.6 tỷ đồng, chủ yếu là do giảm các khoản nợ ngắn hạn.
Được biết, năm 2020, BOS đặt mục tiêu doanh thu hoạt động đạt 201 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 87 tỷ đồng, cũng suy giảm 12%. Như vậy kết quả kinh doanh quý 1 của BOS còn cách rất xa so với kế hoạch đặt ra là có lãi.
Ngoại trừ GAB, cổ phiếu 'họ' FLC đều bằng ly trà đá