BOT Cầu Thái Hà lỗ quý thứ 7 liên tiếp, áp lực nợ vay khá lớn

(Vietnamdaily) - BOT Cầu Thái Hà tiếp tục ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp khi đi vào hoạt động, bên cạnh đó Công ty còn đang đối mặt với khoản vay dài hạn khá lớn.

CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu giảm 8% về còn gần 6 tỷ đồng.

Giá vốn hàng bán chỉ ghi nhận hơn 3 tỷ đồng nên lãi gộp BOT ghi nhận gần 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp 15 tỷ.

Song, chi phí lãi vay vẫn là gánh nặng của BOT khi tiếp tục chiếm tới gần 27 tỷ đồng như cùng kỳ.

Sau cùng, BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ đồng của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 7 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ.

Luỹ kế 9 tháng, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục chìm trong thua lỗ với 71 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so con số lỗ 128 tỷ đồng của cùng kỳ 2019.

BOT Cau Thai Ha lo quy thu 7 lien tiep, ap luc no vay kha lon
 

Trong cơ cấu nguồn vốn của BOT Cầu Thái Hà thì vay nợ tài chính dài hạn chiếm chủ yếu tới 978 tỷ đồng và vay nợ tài chính ngắn hạn là 134 tỷ đồng.

Đây là khoản vay BOT Cầu Thái Hà vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, CTG) theo hợp đồng tín dụng ngày 31/3/2015 với thời hạn 161 tháng. Lãi suất cho vay được điều chỉnh theo thông báo của VietinBank.

Được biết, năm 2020, BOT Cầu Thái Hà đặt mục tiêu tổng doanh thu tới 635 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12 tỷ đồng. Như vậy, BOT Cầu Thái Hà còn cách rất xa so với mục tiêu đề ra.

BOT Cầu Thái Hà là doanh nghiệp được thành lập do liên doanh góp vốn để đầu tư xây dựng dự án công trình cầu vượt Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Các cổ đông lớn của BOT gồm: ông Ngô Tiên Cương là người đại diện Công ty TNHH Tiến Đạt Phát sở hữu 23,8 triệu cổ phần BOT (tương đương hơn 49% vốn); ông Ngô Tiến Cường (anh trai ông Cương) sở hữu hơn 569 ngàn cổ phần; bà Nguyễn Thị Lan Hương nắm giữ hơn 1,86 triệu cổ phần (3,84%); CTCP CNC Capital Vietnam giảm sở hữu xuống dưới 5% thời gian gần đây và CTCP PIV gần 4,18 triệu cổ phần (8,6%).

Trạm thu phí cầu Thái Hà được xây mới tại Km5+539 thuộc địa phận xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, gồm 6 cửa thu (3 cửa đi,03 cửa về). Trạm thu phí hoạt động theo cơ chế một dừng (MTC) sử dụng công nghệ vé giấy, mã vạch.

Mức giá thu phí tại cầu Thái Hà từ năm 2018 đến 31/5/2021 mức giá thấp nhất 35 ngàn đồng/lượt đối với xe dưới 12 ghế ngồi và 180 ngàn đồng cho xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và container 40 feet.

Sau khi cầu viện, BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ 41 tỷ đồng quý 1

(Vietnamdaily) - BOT lỗ ròng gần 41 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 43,5 tỷ của cùng kỳ. Chính khoản lỗ này nâng lỗ luỹ kế của BOT lên con số 210 tỷ đồng.

CTCP BOT Cầu Thái Hà (BOT) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần vỏn vẹn hơn 7 tỷ đồng, cũng gần gấp đôi mức 4 tỷ của cùng kỳ 2019.

Tuy nhiên, Công ty tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ 17 tỷ của cùng kỳ dù giá vốn vẫn không đổi. Chi phí lãi vay tiếp tục là gánh nặng của BOT khi chiếm gần 27 tỷ đồng.

BOT Cầu Thái Hà tiếp tục báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp, huy động vốn để trả nợ ngân hàng

(Vietnamdaily) - BOT vẫn phải chịu lỗ ròng gần 24 tỷ đồng trong quý 2/2020, thấp hơn mức lỗ 42 tỷ của cùng kỳ 2019. Như vậy, đây là quý thứ 6 liên tiếp kể từ khi đi vào hoạt động BOT chìm trong thua lỗ. 

CTCP BOT Cầu Thái Hà (UPCoM: BOT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với doanh thu giảm hơn 15% về còn hơn 5 tỷ đồng.

Mặc dù tốc độ giảm của giá vốn mạnh hơn tới 89% nhưng BOT vẫn ghi nhận hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận gộp, trong khi cùng kỳ khoản mục này âm gần 15 tỷ đồng.