BQL dự án "bưng bít" việc TGĐ Sky Garden mất tích?

(Kiến Thức) - Ông Đinh Văn Tuấn - giám đốc Ban quản lý dự án Sky Garden cho biết, lần cuối cùng ông nhận được email của tổng giám đốc là ngày 9/10/2013.

Thông tin ông Hồ Anh Thái - tổng giám đốc Công ty TNHH Định Công, chủ đầu tư dự án Sky Garden mất tích trong thời gian qua khiến cho hàng trăm khách hàng vô cùng lo lắng, số tiền họ đã nộp cho công ty giờ đi về đâu?

Liên quan tới việc này, ông Đinh Văn Tuấn - giám đốc Ban quản lý dự án Sky Garden cho biết, lần cuối cùng ông Hồ Anh Thái gửi tin nhắn và email cho ông và anh em trong công ty là ngày 9/10/2013. Từ đó tới nay họ không thể liên lạc được với ông Thái. Công ty đã liên hệ với gia đình ông Thái nhưng gia đình cũng không biết hiện ông Thái đang ở đâu.

Trước sự việc này, công ty Định Công đã báo cáo cơ quan công an điều tra và báo cáo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy để tìm người thay thế, thực hiện tiếp dự án. Ngoài ra, công ty cũng báo cáo Bộ Giao thông Vận tải nhưng cũng chưa có chỉ đạo.

Dự án Sky Garden ngừng thi công từ giữa năm 2013. Ảnh: VnMedia.
 Dự án Sky Garden ngừng thi công từ giữa năm 2013. Ảnh: VnMedia.
Đến thời điểm này, các khách hàng rất lo lắng bởi họ không biết ai sẽ là người chịu trách nhiệm với những hợp đồng được ký trước đó. Bởi lẽ, việc mua bán căn hộ giữa khách hàng với chủ đầu tư được ký kết thông qua người được ủy quyền là ông Cao Khắc Quý - giám đốc kinh doanh, nhưng hiện tại ông Quý đã nghỉ việc tại công ty. Trong khi đó, cấp lãnh đạo cao hơn là ông Thái thì được báo đã mất tích.

Việc tổng giám đốc dự án Sky Garden mất tích đã khui ra nhiều bí mật thể hiện sự gian dối của chủ đầu tư dự án này.

Dự án Sky Garden tọa lạc trên diện tích đất 7.000 m2 tại Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty TNHH Định Công (thành viên Vân Thái Group làm chủ đầu tư (do 2 thành viên là Viện Khoa học công nghệ tàu thủy và Công ty cổ phần Thép Vân Thái - Vinashin góp vốn). Đây là dự án tổ hợp thương mại, văn phòng, căn hộ được cấp giấy phép đầu tư tháng 3/2011 và được cấp phép xây dựng vào tháng 12/2011.

Được biết, từ tháng 1/2012, dự án được mở bán tại một số sàn giao dịch bất động sản với giá 18,1 triệu đồng/m2 nhằm huy động vốn từ khách hàng. Mỗi khách hàng đóng 40% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư, tương đương với mức tiền trung bình từ 800 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng. Tổng cộng dự án đã huy động được hơn 400 tỷ đồng từ khách hàng. Sau một thời gian chậm thi công, đến tháng 9/2012, một số khách hàng đã gửi đơn tố giác chủ đầu tư có hành vi chiếm dụng vốn của khách hàng, vi phạm tiến độ thi công.

Nhiều lần khách hàng đến trụ sở công ty Định Công "đòi" gặp lãnh đạo nhưng đều nhận được câu trả lời của nhân viên công ty là tổng giám đốc đi vắng, đi công tác, đi chữa bệnh...

Khách hàng lo lắng không biết tiền của họ đã đi đâu? Ảnh: VnMedia.
 Khách hàng lo lắng không biết tiền của họ đã đi đâu? Ảnh: VnMedia.
Trước việc chậm thi công quá lâu, ngày 4/3, khách hàng cùng kéo nhau đến trụ sở công ty Định Công để gặp lãnh đạo và lần này nhận được câu trả lời là ông Hồ Anh Thái đã mất tích từ tháng 10/2013. Hiện tại công trường của dự án chỉ là một đống ngổn ngang với sắt thép hoen gỉ.

Liên quan đến vấn đề tài chính của dự án, ông Đinh Văn Tuấn cho biết, ban quản lý không phụ trách tài chính nên không nắm được cụ thể. Tuy nhiên, theo hiểu biết của ông Tuấn, tổng số tiền đã chi để thực hiện dự án vào khoảng 180 tỷ đồng. Số tiền hiện đang nợ nhà thầu khoảng 20 tỷ đồng. Hiện dự án vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất và trước đó công ty cũng đã làm đơn xin Chi cục thuế Hà Nội cho phép tạm hoãn nộp tiền theo chủ trương, chính sách của Hà Nội.

Sau những lùm xùm về dự án này, nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết Công ty TNHH CB Richard Ellis (CBRE) và Công ty cổ phần bất động sản Thế Kỷ (CenGroup) tham gia phân phối dự án.

Trên thị trường bất động sản, đây là 2 công ty khá nổi danh trong lĩnh vực phân phối sản phẩm bất động sản tới khách hàng. Nhiều người cho rằng, với kinh nghiệm của mình khi tham gia phân phối dự án chắc chắn CBRE, CenGroup sẽ phải tìm hiểu kỹ về năng lực, khả năng tài chính cũng như pháp lý của dự án trước khi tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, khách hàng rất tin tưởng vào 2 đơn vị phân phối này nên mới quyết định mua căn hộ Sky Garden. Tuy nhiên, không biết có phải do áp lực về doanh thu và lợi nhuận mà CBRE, CenGroup tiếp tay cho Sky Garden để lừa khách hàng hay không?

Cận cảnh dự án lôi “nhân vật cộm cán” Vũng Tàu vào tù

(Kiến Thức) -  Liên quan đến những sai phạm tại dự án Metropolian Vũng Tàu, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của những nhân vật "cộm cán".

Dự án Metropolian Vũng Tàu được hình thành với mong muốn mang lại môi trường sống hiện đại kết hợp nghỉ dưỡng tại thành phố biển nổi tiếng nhất miền Nam. Tuy nhiên, nhiều sai phạm tại đây khiến trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu cùng chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang (trụ sở tại 115 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu) bị khởi tố, bắt tạm giam.
Dự án Metropolian Vũng Tàu được hình thành với mong muốn mang lại môi trường sống hiện đại kết hợp nghỉ dưỡng tại thành phố biển nổi tiếng nhất miền Nam. Tuy nhiên, nhiều sai phạm tại đây khiến trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu cùng chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang (trụ sở tại 115 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu) bị khởi tố, bắt tạm giam.
Trong vụ án này, bà Ngô Thị Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT An Khang) đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất với số tiền lên đến 390 tỷ đồng. Còn ông Vũ Quốc Tuấn (Trưởng phòng TNMT) có hành vi sai trái khi xác định vị trí đất của dự án để tính thuế sai cho Công ty An Khang, làm thất thoát của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Trong vụ án này, bà Ngô Thị Minh Phượng (Chủ tịch HĐQT An Khang) đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất với số tiền lên đến 390 tỷ đồng. Còn ông Vũ Quốc Tuấn (Trưởng phòng TNMT) có hành vi sai trái khi xác định vị trí đất của dự án để tính thuế sai cho Công ty An Khang, làm thất thoát của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.  
Dự án Metropolitan Vũng Tàu do Công ty An Khang làm chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng khoảng 43 ha, tọa lạc ngay gần trung tâm hành chính của TP Vũng Tàu, có khả năng đáp ứng từ 8.000 - 12.000 dân.
 Dự án Metropolitan Vũng Tàu do Công ty An Khang làm chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng khoảng 43 ha, tọa lạc ngay gần trung tâm hành chính của TP Vũng Tàu, có khả năng đáp ứng từ 8.000 - 12.000 dân. 
Dự án có khu thương mại dịch vụ, khu cao ốc văn phòng, chung cư trung tầng, công viên trung tâm và trường học...
Dự án có khu thương mại dịch vụ, khu cao ốc văn phòng, chung cư trung tầng, công viên trung tâm và trường học... 
Dự án bao gồm 236 biệt thự song lập, 21 biệt thự VIP, 672 nhà liền kề.
 Dự án bao gồm 236 biệt thự song lập, 21 biệt thự VIP, 672 nhà liền kề. 
Đơn vị thiết kế của dự án này là Công ty kiến trúc NQH một trong những công ty kiến trúc hàng đầu Việt Nam.
 Đơn vị thiết kế của dự án này là Công ty kiến trúc NQH một trong những công ty kiến trúc hàng đầu Việt Nam.
Dự án được xây dựng với mong muốn đem lại môi trường sống hiện đại kết hợp với không gian lý tưởng tại khu đô thị kiểu mẫu bậc nhất thành phố biển Vũng Tàu. Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật vào năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thiện hơn 80% tiến độ.
Dự án được xây dựng với mong muốn đem lại môi trường sống hiện đại kết hợp với không gian lý tưởng tại khu đô thị kiểu mẫu bậc nhất thành phố biển Vũng Tàu. Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật vào năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thiện hơn 80% tiến độ. 
Theo thanh tra, dự án Metropolian được chủ đầu tư công bố có diện tích 43 ha tuy nhiên đến thời điểm 2012, Công ty An Khang chỉ có hơn 1,5 ha thuộc quyền sử dụng hợp pháp, diện tích còn lại chưa hoàn thiện về mặt pháp lý, chỉ mới dừng lại ở mức thỏa thuận góp vốn, chưa thuộc quyền sử dụng của công ty này theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong ảnh là cổng chính dự án Metropolitan Vũng Tàu.
 Theo thanh tra, dự án Metropolian được chủ đầu tư công bố có diện tích 43 ha tuy nhiên đến thời điểm 2012, Công ty An Khang chỉ có hơn 1,5 ha thuộc quyền sử dụng hợp pháp, diện tích còn lại chưa hoàn thiện về mặt pháp lý, chỉ mới dừng lại ở mức thỏa thuận góp vốn, chưa thuộc quyền sử dụng của công ty này theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Trong ảnh là cổng chính dự án Metropolitan Vũng Tàu.
Vốn pháp định của công ty là 250 tỷ đồng nhưng đến năm 2011, các cổ đông chỉ góp gần 110 tỷ đồng. Công ty không có đủ vốn theo quy định pháp luật khi thực hiện dự án (hơn 1.500 tỷ đồng). Sau đó, công ty có ký hợp đồng nhận góp vốn với các khách hàng với tổng số tiền (đến cuối tháng 10/2012) gần 160 tỷ đồng. Qua thanh tra, một số khoản thu từ ký hợp đồng huy động vốn của khách hàng nhưng công ty không báo cáo, có biểu hiện huy động vốn sai...
Vốn pháp định của công ty là 250 tỷ đồng nhưng đến năm 2011, các cổ đông chỉ góp gần 110 tỷ đồng. Công ty không có đủ vốn theo quy định pháp luật khi thực hiện dự án (hơn 1.500 tỷ đồng). Sau đó, công ty có ký hợp đồng nhận góp vốn với các khách hàng với tổng số tiền (đến cuối tháng 10/2012) gần 160 tỷ đồng. Qua thanh tra, một số khoản thu từ ký hợp đồng huy động vốn của khách hàng nhưng công ty không báo cáo, có biểu hiện huy động vốn sai... 

Về tay ông chủ “ngoại”, siêu dự án Park City giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Hơn 1 năm sau khi ông chủ "ngoại" thâu tóm, hiện siêu dự án Park City vẫn để cỏ dại mọc nhiều hơn nhà.

Dự án Parkcity nằm trên vị trí đắc địa giao cắt hai tuyến đường lớn là Lê Trọng Tấn và Lê Văn Lương (Hà Đông, Hà Nội) với tổng mức đầu tư lên tới 1.500 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích 77ha với 15 tiểu khu bao gồm 900 nhà biệt thự và khoảng 7.000 căn hộ chung cư.
 Dự án Parkcity nằm trên vị trí đắc địa giao cắt hai tuyến đường lớn là Lê Trọng Tấn và Lê Văn Lương (Hà Đông, Hà Nội)  với tổng mức đầu tư lên tới 1.500 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích 77ha với 15 tiểu khu bao gồm 900 nhà biệt thự và khoảng 7.000 căn hộ chung cư.

Tin mới