Bức tranh số hóa được bán với giá kỷ lục

Nhà đấu giá Christie’s mới đấu giá thành công một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Beeple với mức giá cao hiếm thấy lên tới gần 70 triệu USD.

Tác phẩm có tên Everydays: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán với giá 69,4 triệu USD trong một cuộc đấu giá trực tuyến hôm 11/3, Guardian đưa tin.
Buc tranh so hoa duoc ban voi gia ky luc
 Tác phẩm Everydays: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple. Ảnh: Getty.
Bức tranh số hóa đã “đưa ông Beeple vào nhóm 3 nghệ sĩ còn sống danh giá nhất”, nhà đấu giá Christie’s chia sẻ trên Twitter cá nhân. Đây là lần đầu tiên Christie’s trưng bày và đấu giá một tác phẩm số hóa, cũng là lần đầu nhà đấu giá nhận tiền ảo từ người mua tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm Everydays được rao bán dưới dạng Token không thể thay thế (NFT) - một loại tài sản kỹ thuật số khá phổ biến trong những năm gần đây. Điều đó có nghĩa người mua sẽ sở hữu tác phẩm dưới chuỗi mã hóa độc nhất giúp chứng thực hàng thật.
Tác phẩm là sự kết hợp của 5.000 bức tranh được nghệ sĩ Beeple vẽ trong suốt 13 năm. Giá khởi điểm của tác phẩm là 3 triệu USD.
Nghệ sĩ Beeple, tên thật là Mike Winkelmann, đã bình luận về kết quả đấu giá qua Twitter: “Giới nghệ sĩ đã sử dụng phần cứng và phần mềm để tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật trên Internet trong suốt 20 năm qua”.
“Dù vậy, họ chưa thực sự có cách sở hữu và thu lợi nhuận từ những tác phẩm này. Nhờ công nghệ NFT, điều này đã thay đổi. Tôi tin rằng chúng ta đang chứng kiến chương tiếp theo của lịch sử nghệ thuật: Nghệ thuật kỹ thuật số”, ông tuyên bố.
Christie’s chưa tiết lộ danh tính người mua bức tranh Everydays. Theo nhà đấu giá, đây là tác phẩm nghệ thuật có mức giá cao nhất trong một phiên đấu giá trực tuyến.

Bất ngờ thân phận kẻ trộm bức tranh Mona Lisa

Vụ trộm chưa từng có là một “nỗi sỉ nhục” đối với tòa bảo tàng danh giá, khiến viên giám đốc tức thời bị sa thải. Thậm chí ngay cả khi Pháp đóng cửa biên giới vẫn không tìm ra được thủ phạm.

Vụ trộm chưa từng có là một “nỗi sỉ nhục” đối với tòa bảo tàng danh giá, khiến viên giám đốc tức thời bị sa thải. Kế đến mọi biện pháp truy tìm đều được áp dụng, kể cả việc đóng cửa đường biên giới giữa Pháp với các nước lân cận trong một thời gian dài đều không mang lại kết quả.
Hàng chục người bị tình nghi đã được cảnh sát thẩm vấn, trong đó có cả họa sĩ cự phách người Tây Ban Nha Pablo Picasso (1881-1973) đang sinh sống tại Paris, cũng như thi sĩ Pháp nổi tiếng Guillaume Apollinaire (1880-1918) bởi ông này từng kêu gọi qua những vần thơ đòi “thiêu rụi Bảo tàng Louvre”...

Con trai vượt 16.000 km để rạch bức tranh 80 tỉ của bố

Ngay sau khi rạch bức tranh bạc tỉ, người này bỏ trốn về nước.

Nicholas Morley, quốc tịch Anh, mới đây đã bị tòa án Mỹ truy tố vì tội phá hoại tài sản của người khác. Người đàn ông 40 tuổi đã vượt quãng đường hơn 16.000 km để tới phòng tranh triển lãm ở Colorado, Mỹ rồi thực hiện hành vi khó tin.
Nicholas dùng dao rạch lên bức tranh 80 tỉ đồng.
 Nicholas dùng dao rạch lên bức tranh 80 tỉ đồng.

Theo camera an ninh tại hiện trường, Nicholas đã lẻn vào phòng tranh, cầm theo một con dao và rạch liên tiếp vào bức tranh trị giá 2,6 triệu bảng Anh (khoảng 80 tỉ đồng). Nicholas đội mũ, đeo kính râm và trùm kín đầu khi thực hiện hành vi phạm tội.

Bức tranh cao khoảng 2 mét được nghệ sĩ Christopher Wool vẽ và đang trưng bày ở Mỹ. Chủ nhân bức tranh này không ai khác là Harold Morley, 74 tuổi, bố của Nicholas. Ông Harold là một triệu phú và đang sống ở Caribe.

Cảnh sát Mỹ cho biết trước đây Nicholas từng gây tai nạn khi lái một chiếc Porsche và khiến cặp vợ chồng già thiệt mạng ở Macedonia. Phiên tòa năm 2007 cáo buộc Nicholas tội “điều khiển xe không kiểm soát gây chết người”. Tuy nhiên, người này chỉ phải chịu 2 năm tù treo.

Cảnh sát vùng Aspen, bang Colorado cho biết Nicholas đã vượt quãng đường rất xa từ London tới Mỹ để thực hiện hành vi rạch tranh. Người này thuê một chiếc xe ô tô để lái tới địa điểm trưng bày rồi ra tay. Sau đó, Nicholas bỏ về nước.

Nicholas và bố mình.
Nicholas và bố mình.

Chủ nhân bức tranh Harold cho biết “đó chỉ là một sự cố nhỏ” và “dễ dàng khôi phục bức tranh trong thời gian ngắn”. Ông Harold cũng không có ý muốn đòi tiền bảo hiểm bức tranh.

Hiện chưa rõ động cơ của Nicholas khi thực hiện hành vi rạch bức tranh của cha mình. Một số giả thuyết cho rằng hai cha con nhà Morley có xích mích và Nicholas đã ra tay cho…bõ ghét.

Tin mới