Bụi vũ trụ giữ manh mối về lịch sử hình thành của Hệ Mặt trời

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đang truy tìm, phân tích dấu vết của bụi liên hành tinh để tìm hiểu về lịch sử hình thành của Hệ Mặt trời. Những khám phá về bụi vũ trụ luôn kích thích sự tò mò của các nhà nghiên cứu.

Hàng năm có hàng tấn bụi vũ trụ rơi từ không gian vào bầu khí quyển của Trái đất. Và NASA đã sử dụng máy bay chuyên dụng thu gom những vật liệu này bằng công nghệ dầu silicon để bắt bụi ở độ cao cực cao, trước khi để bụi rơi xuống Trái đất và gây ô nhiễm.

Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Hope Ishii, một nhà khoa học vật liệu tại Đại học Hawaii ở Manoa, đang nghiên cứu một loại hạt bụi liên hành tinh thỉnh thoảng cũng hay rơi xuống Trái đất từ vũ trụ.

Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.

Những hạt bụi liên hành tinh này chứa các hạt thủy tinh nhỏ với kim loại nhúng và sulfua.

Nhóm nghiên cứu cho thấy rằng những hạt bụi liên hành tinh này có thể là vết tích liên quan tới những ngày đầu hình thành của Hệ Mặt trời.

Sử dụng kính hiển vi điện tử truyền dẫn qua một kỹ thuật mới, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ các yếu tố khác nhau được phân phối trong bụi liên hành tinh như thế nào.

Họ phát hiện bụi liên hành tinh được tạo thành từ "hạt nhỏ", là một vật liệu cơ bản xây dựng nên các hành tinh và các ngôi sao trong vũ trụ thưở ban đầu.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào lỗ đen?

Các hạt bụi liên hành tinh này nhỏ hơn 1/100 độ dày của một sợi tóc người, với đường kính chỉ đo được cỡ hàng chục đến hàng trăm nanomet.

Ngoài ra, nhiều hạt bụi liên hành tinh được tạo thành từ "hạt phụ", được bao quanh bởi các loại carbon khác nhau. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các loại carbon này phân hủy với nhiệt độ tương đối thấp, có thể có nguồn gốc từ sự tan rã của các sao chổi cha mẹ, từng có mặt trong những buổi đầu tiên của Hệ Mặt trời.

Hình ảnh siêu thực về tương tác năng lượng của hai thiên hà

(Kiến Thức) - Khi hai thiên hà xoắc ốc va chạm, hàng loạt những luồng sóng bụi sáng dạng mí mắt (eyelid) sáng lên giữa vùng tương tác năng lượng xung quanh.

Hinh anh sieu thuc ve tuong tac nang luong cua hai thien ha
 Kính viễn vọng Atacama Large Millimeter/submillimeter Array thuộc đài quan sát ALMA vừa ghi nhận một hiện tượng lạ diễn ra trong không gian.

Cận cảnh mây bụi "oanh tạc" trên sao Hỏa gây sốt

(Kiến Thức) - Đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm cận cảnh những đám mây bụi "oanh tạc" trên sao Hỏa.

Can canh may bui "oanh tac" tren sao Hoa gay sot
Bức ảnh này được chụp bằng camera của tàu Curiosity ghi lại cận cảnh một đám mây bụi di chuyển qua đường chân trời phía nam sao Hỏa và nó được cho là bức ảnh mây bụi rõ ràng nhất cho tới hiện nay. Nguồn ảnh: Dailymail. 

Tin mới