Xem toàn bộ ảnh
Lực lượng tên lửa phòng không của Bulgaria từ lâu đã cần được nâng cấp. Hiện tại nước này vẫn đang phụ thuộc vào các hệ thống tên lửa chống đạn như S-200 và S-300 hay các hệ thống phòng không cũ kỹ như 2K12 Kub, 9K33 Osa, ZSU-23-4 Shilka, và Strela-10. Ảnh: Hệ thống S-300 của Bulgaria/ Wikimedia.
|
Mới đây, có thông tin cho biết Bulgaria dự định mua 07 hệ thống phòng không IRIS-T SLM từ công ty Diehl Defense (Đức), với đơn hàng đầu tiên đã được xác nhận. Nếu Sofia quyết định bổ sung toàn bộ hệ thống, thỏa thuận có thể được hoàn tất vào năm 2032. Ảnh: Hệ thống IRIS-T SLM/ Diehl Defense.
|
Nguồn tin từ Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Bulgaria cho biết, các cuộc đàm phán giữa Bộ Quốc phòng Bulgaria và Diehl Defense đã diễn ra từ ngày 22-24/7. Ngày 6/8, quốc hội quyết định tiến hành mua một hệ thống IRIS-T SLM với giá trị 182 triệu EUR (199 triệu USD). Ảnh: Hệ thống IRIS-T SLM/ Diehl Defense.
|
Nếu Bulgaria tiếp tục mua thêm 06 hệ thống IRIS-T SLM và 01 hệ thống IRIS-T SLX, tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới gần 1,4 tỷ USD. Quyết định này đã gây tranh cãi lớn trong giới chuyên gia quân sự Bulgaria khi phần lớn chuyên gia cho rằng hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ xứng đáng với lựa chọn hiện đại hoá quân sự của nước này. Ảnh: Hệ thống IRIS-T SLM/ Diehl Defense.
|
Sự chênh lệch về chi phí giữa IRIS-T SLM và Patriot là điểm đáng chú ý nhất khi đặt lên bàn cân hai hệ thống này. Trong đơn đặt hàng, Bulgaria có thể sở hữu 07 hệ thống IRIS-T SLM với tổng chi phí lên đến 1,4 tỷ USD. Trong khi đó một hệ thống MIM-104 Patriot có giá khoảng 1 tỷ USD. Ảnh: Hệ thống phòng không MIM-104 Patriot/ Facebook.
|
Hơn nữa, Bulgaria đang theo đuổi chiến lược hợp tác với nhiều nước châu Âu thông qua sáng kiến phòng không thống nhất châu Âu, European Sky Shield Initiative (ESSI). Cam kết của Bulgaria với ESSI đặc biệt nhấn mạnh sự ưu tiên đối với các nhà sản xuất châu Âu, trong đó có Đức. Ảnh: Radar đa chức năng IRIS-T SLM TRML-4D/ armyrecognition.com.
|
Về mặt chiến thuật, IRIS-T SLM được chế tạo để đánh chặn máy bay không người lái, trực thăng, máy bay, và tên lửa hành trình ở tầm trung và ngắn. Trong khi, mối đe doạ an ninh chính với Bulgaria, theo Bulgarian Military, đến từ Nga, với mối lo ngại nằm ở các tên lửa hành trình phóng từ trên không và trên biển, chủ yếu từ Biển Đen. Ảnh: Xe phóng IRIS-T SLM/ armyrecognition.com.
|
Khi so sánh hệ thống Patriot với IRIS-T SLM, rõ ràng Patriot vượt trội hơn, ít nhất là theo thông số kỹ thuật. Hệ thống của Mỹ có khả năng phòng không tầm xa, độ cao lớn, có thể đánh chặn nhiều loại mối đe dọa, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay tiên tiến. Sự linh hoạt này làm cho Patriot trở thành hệ thống vượt trội trong việc xử lý các mối đe dọa có tốc độ cao, độ cao lớn mà IRIS-T SLM có thể gặp khó khăn. Ảnh: Quá trình nạp đạn cho Patriot/ Không quân Mỹ.
|
Tầm bắn 40km của IRIS-T SLM cũng là một hạn chế. Trong khi hiệu quả trong phạm vi đã được xác định, hệ thống này thiếu tầm bắn rộng lớn như của Patriot. Patriot có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều, do đó cung cấp phạm vi phòng thủ rộng hơn trên một khu vực lớn, điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ chống lại các mối đe dọa tầm xa. Ảnh: Tên lửa dẫn đường của IRIS-T SLM/ Wikipedia.
|
Hệ thống radar và cảm biến tiên tiến của Patriot cũng vượt trội hơn so với IRIS-T SLM. Radar của Patriot xuất sắc trong việc phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, cung cấp phạm vi xa hơn và độ chính xác cao hơn. Khả năng tiên tiến này là rất quan trọng để đánh chặn các mối đe dọa phức tạp, phối hợp hoặc ẩn mà IRIS-T SLM có thể bỏ lỡ. Ảnh: Hệ thống Patriot trên xe phóng tự hành/ Wikipedia.
|
Dù Patriot vượt trội về tầm bắn và công nghệ radar, nhưng việc lựa chọn IRIS-T SLM đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Bulgaria sau ba thập kỷ. Ảnh: Hệ thống S-300 của Bulgaria/ Mediapool.
|