Bún mắng, cháo chửi hết đất sống

VP Thành ủy HN có văn bản yêu cầu xử lý, thậm chí thu hồi giấy phép của những chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống có hành vi xúc phạm khách hàng.

Văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của lãnh đạo Thành ủy về việc thực hiện nếp sống văn hóa trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Thành ủy Hà Nội giao Sở Công Thương thường xuyên thanh tra, đôn đốc chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời chủ cửa hàng, chủ quán ăn vi phạm; thu hồi giấy phép kinh doanh đối với chủ kinh doanh có hành vi, cử chỉ, lời nói xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của khách hàng…
Bun mang chao chui het dat song
Quán “bún chửi” trên phố Ngô Sĩ Liên, Hà Nội. Sắp tới, bún mắng cháo chửi sẽ hết đất sống.
Trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, khẳng định: Trong hơn 3.000 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề dịch vụ ăn uống lưu trú, đa số chủ quán ăn đều có ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật, cơ bản tạo được uy tín, sự tin tưởng của khách hàng. Những quán coi thường thực khách, chửi bới khách là bộ phận thiểu số.
Bên cạnh đó, việc xử lý những hành vi này không chỉ một ngành làm được mà phải phối hợp liên ngành. Sở Công Thương đã đề xuất giải pháp ngăn chặn tình trạng ứng xử thiếu văn hóa, văn minh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó, đơn vị đề xuất giao Sở VH-TT chủ trì, phối hợp ban hành “Quy chế tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố theo hướng văn minh, hiện đại”; xác định rõ trách nhiệm của chủ cửa hàng. Nếu để xảy ra tình trạng trên thì ngoài bị xử lý vi phạm hành chính còn bị công khai trước dư luận. “Tuy nhiên, để văn hoá, văn minh kinh doanh được thực sự nâng lên, cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ…”, bà Lan nói.
Bà Vũ Mai Khanh, Chủ tịch UBND phường Văn Miếu, thông tin, bà T, chủ quán “bún chửi” mới đây truyền hình CNN, đã “hiền hoà” hơn nhiều và hầu như không còn chửi mắng khách nữa. Bà Khanh cho biết, phường đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, mời cả chủ cửa hàng lên để vận động, nâng cao văn minh kinh doanh. Một ngày không xa, “bún mắng, cháo chửi” sẽ biến mất khỏi “thực đơn” Thủ đô.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Tìm thấy chất độc khiến 7 người chết, 31 người cấp cứu

Lãnh đạo Sở Y tế Lai Châu cho biết, sau khi hội chẩn, xác định nguyên nhân ban đầu các nạn nhân tử vong và đang phải cấp cứu nghi do ngộ độc Methanol.

Chiều 14/2, Sở TT&TT tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo khẩn cấp, thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ (Lai Châu), khiến nhiều người tử vong và hàng chục người phải nhập viện cấp cứu, điều trị.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, đến chiều 14/2, có 7 người tử vong và số người phải nhập viện cấp cứu, điều trị ở cơ sở y tế các tuyến của tỉnh Lai Châu là 31 bệnh nhân. Các nạn nhân này hầu hết là nam giới có tuổi trung niên người dân tộc Hà Nhì, ở tại bản Tà Chải, xã Ma Ly Chải.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Sở Y tế Lai Châu cho biết, sau khi hội chẩn, liên hệ với Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), xác định nguyên nhân ban đầu các nạn nhân tử vong và đang phải cấp cứu nghi do ngộ độc Methanol. Cơ quan y tế đã lấy các mẫu bệnh phẩm, mẫu máu của các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh gửi về cơ quan chuyên môn ở Hà Nội để xét nghiệm.

Tim thay chat doc khien 7 nguoi chet, 31 nguoi cap cuu
Quang cảnh buổi họp báo khẩn cấp tại Lai Châu chiều 14/2. 

Vụ ngộ độc 7 người tử vong: Rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng

(Kiến Thức) - Vụ ngộ độc 7 người tử vong ở Lai Châu, bước đầu xác định nguyên nhân gây tử vong có thể do sử dụng rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép.

Thông tin mới nhất về vụ ngộ độc 7 người tử vong ở Lai Châu, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa thông tin về kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu được lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Theo báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu ngày 15/02/2017 của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, 3 mẫu rượu do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol là 970 mg/l cồn 1000, 556.000 mg/l cồn 1000 và 475.000 mg/l cồn 1000. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm Đồ uống có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT) và Tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (TCVN 7043:2013), hàm lượng methanol trong rượu không lớn hơn 100 mg/l cồn 1000. Như vậy, kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol của 03 mẫu rượu này vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Do vậy, bước đầu xác định nguyên nhân gây tử vong có thể do sử dụng rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép.

Tin mới