Bùng phát dịch sốt xuất huyết: Dấu hiệu cần nhập viện

Theo thống kê, từ đầu năm, cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 108 ca tử vong. So với cùng kì năm 2021, số mắc tăng gần 5 lần, số tử vong sốt xuất huyết tăng 87 trường hợp.

Số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) ở Hà Nội tăng rất nhanh trong tháng qua, đã có 12 ca tử vong. Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cảnh báo đỉnh dịch sẽ đạt vào trung tuần tháng 11. PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, theo chu kì 5 năm, miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch SXH lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch lớn xảy ra. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tháng 8, số bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 người, nhưng con số này tăng lên 160 vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250 ca.

Thông tin tại hội nghị y tế dự phòng 9 tháng đầu năm do Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức cho thấy, đến ngày 23/10, thành phố ghi nhận 8.481 ca mắc SXH tăng hơn 3 lần so với cùng kì năm 2021. Tất cả các quận, huyện, thị xã và 92% xã, phường, thị trấn ở Hà Nội đều ghi nhận ca bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân tập trung tại một số quận, huyện vùng ven như: Đan Phượng (hơn 950 ca mắc), Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, Hà Nội ghi nhận 12 ca tử vong liên quan đến SXH tại các quận, huyện Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Đông, Phú Xuyên, Đan Phượng, Ba Đình và Long Biên.

Bung phat dich sot xuat huyet: Dau hieu can nhap vien

Bệnh viện Đà Nẵng phải tận dụng lối đi dọc hành lang để kê thêm giường điều trị bệnh nhân SXH. Ảnh: Thanh Trần

Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện còn một số bệnh nhân SXH nặng đang điều trị, tuy nhiên không có ca thở máy. Bệnh nhân vào viện khi đã có các dấu hiệu cảnh báo như thoát dịch, cô đặc máu, tụt huyết áp, xuất huyết nặng, tăng men gan cao... Trước đó, đơn vị này từng ghi nhận một số ca SXH tử vong có địa chỉ ở Hà Nội. Sở Y tế Hà Nội nhận định, năm 2022, tình hình dịch bệnh SXH có xu hướng tăng nhanh và tăng vượt mức trung bình giai đoạn 2019 - 2021. Hiện còn 156 ổ dịch.

Diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh

*Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, tính từ ngày 17/10, tỉnh ghi nhận 560 trường hợp mắc SXH, không có ca tử vong. Từ đầu năm 2022, địa phương này có hơn 1.630 ổ dịch SXH, tăng 9,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Đắk Lắk, đến nay, toàn tỉnh có trên 6.500 ca mắc SXH, với 9 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp tử vong do đến cơ sở y tế muộn, mắc SXH trên cơ địa nhiều bệnh lý nền mạn tính.

*Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng cho hay, những tuần gần đây, mỗi tuần thành phố ghi nhận hơn 300 ca bệnh SXH. Huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu là nơi có số ca bệnh nhiều nhất. Số ca mắc tăng cao so với đường cong chuẩn 5 năm (2016-2020) và cùng kỳ năm 2021 (chưa tới 100 ca). Đặc biệt còn vượt qua số ca cùng kỳ năm 2019, là năm có số ca SXH cao nhất giai đoạn 2016-2021.

*Từ đầu mùa dịch đến nay, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 11.880 ca mắc SXH, tăng 21,9 lần so với cùng kỳ, là địa phương có số ca bệnh cao nhất miền Trung. Thành phố Tam Kỳ mới đây ghi nhận ca tử vong đầu tiên do SXH. Số ca mắc hiện nay ở mức cao (1.594 ca). Số ca mắc tăng nhanh dẫn đến các cơ sở y tế gặp tình trạng quá tải.

*Tính đến ngày 27/10, tỉnh TT – Huế ghi nhận 1.072 ca mắc SXH, gồm 1 ca tử vong. Số ca mắc tăng 8,2 lần so với cùng kỳ năm 2021, tập trung tại TP Huế, các huyện Phú Lộc, Phong Điền.

 

Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150-450 g/l. Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 g/l, mức nghiêm trọng là 10-20 g/l. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) ghi nhận một số ca có tiểu cầu dưới mức 5g/l, thậm chí có bệnh nhân có tiểu cầu mức 0 (không đo được).

PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt nên làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản để phát hiện SXH sớm.

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh SXH, gồm: vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm máu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh… Nếu có một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi điều trị.

Mùa mưa đến, cảnh báo bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL, đang bước vào mùa mưa. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi gây bệnh sốt xuất huyết trên người.

Hiện nay, Cần Thơ cũng như các địa phương khác ở khu vực ĐBSCL, đang bước vào mùa mưa. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi gây bệnh sốt xuất huyết trên người. Tại thành phố Cần Thơ, bệnh sốt xuất huyết cũng đang bắt đầu tăng, ngành y tế địa phương cảnh báo sốt xuất huyết sẽ gia tăng nhanh hơn trong tháng sắp tới.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, ở quận Ninh Kiều đang chăm sóc con trai 16 tuổi bị sốt xuất huyết tại Khoa sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi đồng cho biết, trong gia đình có đến 3 người bị sốt xuất huyết, sau khi con trai chị nhập viện, lần lượt đến hai bé con của người anh thứ tư ở cùng gia đình.

Mua mua den, canh bao benh sot xuat huyet
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Huỳnh Nhật Trường - Phó trưởng Khoa sốt xuất huyết, thăm khám các trẻ bị sốt xuất huyết tại Khoa. 

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên kiểm tra thực tế sốt xuất huyết

Chiều 19/7, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM, đã kiểm tra thực tế về tình hình dịch phòng chống dịch sốt xuất huyết tại quận Bình Tân.

Bí thư Nguyễn Văn Nên làm việc tại trạm y tế phường An Lạc A về dịch sốt xuất huyết trên địa bàn và những khó khăn, vướng mắc của trạm y tế.

BS Nguyễn Văn Minh, Trưởng trạm Y tế phường An Lạc A cho biết, địa bàn có 50 điểm nguy cơ và 50 ca mắc sốt xuất huyết.

Tin mới