Buồn thì tìm đến chùa?

Khổ đau do tâm sinh ra. Nên khi tâm đã tĩnh thì khổ đau sẽ không còn. Chúng ta đến chùa lúc này chỉ là thói quen muốn tìm một nơi trú ẩn, một nơi mà lòng ta thấy an tâm hơn.

Buồn thì tìm đến chùa?
“Sắp tới có khóa tu nào thì báo tớ với. Dạo này tớ buồn quá!
Sao công việc, cuộc sống lại nhiều áp lực thế? Chắc phải vào chùa ở mấy ngày mất!
Tao thất tình rồi, mày biết chùa nào nhỏ nhỏ mà yên tĩnh không để tao đến cho quên đi nỗi đau này…”
Đó là muôn vàn những lời thở than của chúng bạn gửi cho tôi mỗi khi gặp chuyện buồn trong cuộc sống. Từ chuyện gia đình lục đục, bất hòa, công việc không thuận đến cả việc bị thất tình hay yêu đơn phương.
Tôi luôn thắc mắc vì sao lúc vui vẻ, hạnh phúc thì chẳng ai tìm đến tôi. Mà cứ lúc buồn khổ, bi ai, tuyệt vọng nhất thì các bạn lại chọn tôi là nơi đầu tiên để chia sẻ. Thật vinh hạnh quá thôi!
Than thở xong nỗi lòng là các bạn bảo tôi dắt đến chùa để buông xả hết phiền não, để quên hết nỗi buồn đau chất chứa trong lòng. Nhiều lúc nghĩ mà thấy thương cho Phật. Những chuyện hạnh phúc, an lạc thì họ giữ lại và kể cho nhau nghe. Còn những chuyện khổ đau tận cùng thì họ đến kể hết cho Phật.
Không biết người khác thế nào, chứ các bạn tôi lúc đến chùa, đứng trước tượng Phật thì khuôn mặt hết sức bi ai. Giống như một đứa trẻ tìm được đúng nơi, đúng người để giãi bày hết nỗi niềm và tâm sự trong lòng.
Đây thực chất là một trong những vấn đề mà tôi thấy nhiều người gặp phải hiện nay. Khi gặp phải những phiền não, đắng cay trong cuộc đời chúng ta thường có xu hướng tìm đến chùa. Bởi từ xưa đến nay, trong tâm thức của người Việt thì cửa chùa là nơi từ bi và bình an nhất. Đó là nơi chúng ta tìm về sau những đắng cay, bão giông của cuộc đời. Và ở đó, có Đức Phật Đại từ Đại bi sẽ lắng nghe tất cả những khổ đau của chúng sinh.
Buon thi tim den chua?
 Ảnh minh họa. 

Tôi thường hỏi các bạn tôi sau khi đi chùa về có cảm nhận như thế nào? Và hầu hết các bạn tôi đều nói thấy đầu óc thảnh thơi và thân tâm thanh tịnh hơn. Những lúc như vậy, tôi chỉ cười. Bởi tôi biết sự thảnh thơi, thanh tịnh đó không phải do việc đến chùa đem lại cho các bạn cảm giác đó. Mà đó là do tâm các bạn đã định, không còn những vọng động như ban đầu.

Khổ đau do tâm sinh ra. Nên khi tâm đã tĩnh thì khổ đau sẽ không còn. Chúng ta đến chùa lúc này chỉ là thói quen muốn tìm một nơi trú ẩn, một nơi mà lòng ta thấy an tâm hơn. Không gian tĩnh mịch cùng với tiếng chuông chùa trầm ấm xen với tiếng tụng kinh, niệm Phật của các sư Thầy đã khiến chúng ta tạm quên đi những nỗi đau đang có.

Và khi trở về với thực tại, vào một khoảng khắc nào đó, những nỗi đau đó lại ùa về như một cơn cuồng phong. Khi đó, ta sẽ chẳng kịp tìm thấy nơi trú ẩn cho mình. Bởi vậy, khi gặp phiền não, khổ đau chúng ta đừng nên yếu đuối và né tránh nó.

Tôi vẫn luôn khuyên bạn tôi rằng: “Hãy thử nghĩ xem việc buồn đó có đáng để bạn để tâm không? Khi bạn đau khổ thế này thì người yêu của bạn biết chứ? Hay họ đang vui chơi và ăn uống no say. Nếu vậy, có đáng không khi bạn phải hi sinh tuổi trẻ vì một người xa lạ.

Bạn có biết khi bạn đau khổ, lụy tình rồi tuyệt thực có hai con người cũng buồn thương theo bạn. Họ cứ âm thầm nấu những món ăn ngon với mong ước bạn ăn được một chút cho mau khỏe. Nhìn dáng vẻ tiều tụy của bạn họ xót xa lắm chứ? Cớ sao bạn cứ chìm đắm trong cái nỗi đau không đáng có này?”

Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời bạn. Nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa bạn, bạn hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn bạn lắng lại rồi nỗi đau của bạn cũng sẽ dần biến mất. Bạn đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.

Khi còn học cấp 2, cô giáo tôi từng dạy: “Sứ mệnh của một người mẹ không phải trở thành chỗ dựa cho con. Mà phải khiến chỗ dựa đó trở nên không cần thiết.” Cũng giống như vậy. Cửa chùa không phải là nơi trú ẩn khi con người gặp bất hạnh.

Bạn hãy lấy chân tâm là ngôi chùa của chính bạn. Khi bạn lắng tâm và quán chiếu được mọi việc thì đâu cần phải tìm đến bất kì ngôi chùa nào để tìm sự bình yên. Bạn đã tìm thấy được sự bình yên ngay chính tại tâm mình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện, không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta. Triết học là lòng tử tế.”

Các bạn à, chúng ta có tuổi trẻ. Đó là thứ quý giá nhất mà cuộc đời đem lại cho mỗi người. Nhưng nếu chúng ta không biết trân trọng thì nó sẽ trôi qua rất nhanh và lúc đó ta sẽ thấy vô cùng tiếc nuối.

Khi còn trẻ, hãy cứ yêu và sống hết mình. Dù có đau lòng, cũng hãy tươi cười và đón nhận nỗi đau ấy một cách vẹn nguyên nhất. Để đến khi cuộc đời bắt đầu đổ dồn xuống tận cùng của đau khổ thì khi nhìn lại, sẽ thấy ta đã từng mạnh mẽ như thế nào… Khi còn trẻ, thích khóc thì hãy khóc, thích đau thì cứ đau, nhưng bạn đừng phí hoài xuân sắc cho những thứ không đáng.

Và hơn hết, chúng ta phải học cách mạnh mẽ và đối diện với sự thật. Dù sự thật đó có đắng cay, đớn đau thế nào đi chăng nữa, chỉ cần chúng ta nhận diện được nó thì sẽ tìm được cách để hóa giải.

Bạn có thể đến chùa nhưng đừng coi đó là nơi cất giấu những phiền não hay khổ đau của mình. Chùa không phải là nơi để bạn trú ẩn. Hãy nghĩ đó là người thầy đáng kính, luôn đồng hành với bạn trên mọi cuộc hành trình. Người thầy ấy sẽ luôn đem tới những lời khuyên hữu ích, răn dạy bạn và chỉ cho bạn được những thật – giả trong cuộc đời này.

“Sen chỉ nở từ trong bùn
Bồ Đề cũng chỉ phát sinh từ nơi phiền não”

Quan trọng hơn cả, vẫn là chính bản thân bạn. Khi hiểu rõ được chân tâm của mình cũng như bản chất của cõi sống này là vô thường thì bạn sẽ làm chủ được mọi phiền não của thế gian và an nhiên trước mọi nghịch cảnh của cuộc sống.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đến chùa thắp hương

(Kiến Thức) - Đầu xuân đến chùa thắp hương lễ Phật cầu phúc là một tập quán của người dân Á Đông. Tuy nhiên có một số điều lưu ý mà không phải ai cũng biết.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đến chùa thắp hương
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong
 Trong tiết xuân, mọi người đều đi đến đền chùa miếu mạo để thắp hương cầu cúng. Tuy có người nói rằng trong tâm có phật không cần hương khói câu nệ hình thức nhưng đối với nhiều người, việc thắp hương ở đền chùa trong ngày xuân còn rất nhiều điều phải bàn. Có một số sai lầm chẳng những khiến người khác coi thường mà còn ảnh hưởng đến vận khí của mình trong cả năm.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-2
 Bất cứ đền chùa nào cũng đều có cổng tam quan để cho mọi người ra vào. Những khách hành hương thông thường nên đi ở hai cửa nhỏ hai bên, cửa lớn ở giữa là “không môn” chỉ những người xuất gia mới có thể ra vào.

Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-3
 Khi đi vào trong đền chùa, nên tuân theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu” tức là nam đi cổng bên trái, nữ cổng bên phải. Khi đi vào bên trong không được đạp lên ngưỡng cửa, bước chân qua ngưỡng càng dài càng tốt.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-4
 Trong việc thắp hương cũng có những ý nghĩa cần chú ý. Nếu thắp 3 nén là cầu phúc cho bản thân. Nếu thắp 6 nén là cầu phúc cho 2 đời, thắp 9 nén là cầu phúc cho 3 đời, thắp 13 nén (thường là hương to) tức là ý nghĩa công đức viên mãn.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-5
Khi thắp hương, trước tiên châm lửa đốt hương sau đó giữ hương thì tay trái ở trên, tay phải ở dưới. Lúc bái Phật, trước hết thắp hương rồi khấu đầu, đưa hương cao qua đỉnh đầu mà vái. 
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-6
 Về động tác bái Phật. Trong chùa miếu, thần Phật rất nhiều, lúc bái phật cần xoay người thuận theo chiều kim đồng hồ mà vái. Khi ở trong chùa miếu tuyệt đối không được nói chuyện to tiếng hoặc lấy tay chỉ vào tượng Phật. Các bồ đoàn ở trước mặt tượng Phật không được phép trực tiếp nhảy qua, bước qua.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-7
 Đi đến chùa lễ Phật, tuyệt đối đừng dùng lễ để hoàn nguyện. Chẳng hạn như khi đi đến đạo quán đền miếu để cầu xin mà sau đó nguyện vọng thành công thì bạn phải đến đó hoàn nguyện (như là lễ tạ) nhưng ở chùa thì chớ nên. Thay vào đó, bạn nên thành tâm hứa nguyện làm những việc tốt, dùng phương thức phát nguyện đó để xúc tiến nguyện vọng ban đầu của mình.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-8
 Ở chùa mua hương hỏa hoặc vật phẩm cát tường, đừng nên trực tiếp nói mua, nên nói là “thỉnh”. Lúc đốt hương, tốt nhất là dùng bật lửa của mình mà đốt. Nếu lửa từ nắm hương cháy quá to thì nên cầm nắm hương phẩy cho tắt lửa chứ không nên dùng miệng thổi.
Nhung luu y khong the bo qua khi den chua thap huong-Hinh-9
 Thắp hương ở chùa, thường thường 3 nén là đủ rồi, có thể nói là vạn Phật một lư hương, tâm thành tất có linh. Ở trước các Phật đường khác, chỉ cần hai tay chắp lại vái 3 vái là được. Phụ nữ đến tháng không nên đến chùa thắp hương.

Đi chùa ...nhưng tránh những hành động làm động tâm người tu

Có thể thấy, hiện nay miền Bắc phần lớn phật tử đi chùa là nữ giới bởi nam giới vẫn còn có tâm lý e dè và không thoải mái khi đến những nơi thờ tự. 

Đi chùa ...nhưng tránh những hành động làm động tâm người tu
Nguyên do là vì trong xã hội vẫn tồn tại một vài cá nhân có lối suy nghĩ chưa đúng rằng: đền chùa chỉ dành cho nữ giới còn nam giới không nên tìm đến những nơi như vậy. Và những người đàn ông hay đi chùa là những người yếu đuối và ủy mị.
Sau một quãng thời gian thường đến chiêm bái ở nhiều ngôi chùa, bằng vốn kiến thức ít ỏi được tích lũy khi được nghe lời dạy của các sư thầy, trong bài viết này tôi muốn đề cập đến một số lưu ý đối với các bạn thanh thiếu niên là nữ khi đi đền chùa.

Giải mã linh ứng lạ lùng của lời chú nguyện trong Phật giáo

(Kiến Thức) - Trong nhiều truyền thống Phật giáo, những câu thần chú, chú nguyện rất thường được sử dụng và có nhiều sự linh ứng lạ thường mà người đời không thể nghĩ lường.

Giải mã linh ứng lạ lùng của lời chú nguyện trong Phật giáo

Trong nhiều truyền thống Phật giáo, những câu thần chú, chú nguyện rất thường được sử dụng và có nhiều sự linh ứng lạ thường mà người đời không thể nghĩ lường.

Sự tích bài kệ chúc lành
Lịch sử Phật giáo có ghi chép, trong quá trình hành đạo, Đức Phật từng độ cho một kẻ sát nhân đã giết 999 người tên là Angulimala (tiếng Hán dịch là Ương Quật Ma). Truyện kể rằng trước khi được Phật độ, Angulimala đã giết 999 người và chặt ngón tay họ xâu lại thành chuỗi đeo vào cổ nên dân chúng mới đặt tên cho anh ta là Angulimala nghĩa là “chuỗi ngón tay”.

Tin mới