Cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân chậm

Báo cáo giám sát chỉ ra, cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều chậm giải ngân vốn.

Cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân chậm
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng nay, 30/10, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".
Ca 3 Chuong trinh muc tieu quoc gia deu giai ngan cham
  Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó trưởng đoàn giám sát. Ảnh: QH.
Báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó trưởng đoàn giám sát, cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là: các Chương trình mục tiêu), có phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới. Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Đoàn giám sát đã tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành  và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các Chương trình.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong triển khai các Chương trình. Điển hình là tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương cả 3 Chương trình còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp.
Trong đó, về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.
Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới…
Về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2021 – 2025, Việc phân bổ ngân sách trung ương còn chậm; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Việc phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân vào công tác giảm nghèo còn chưa thực chất. Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình...
Đối với Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến 6/2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn.
Theo báo cáo, Chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế, Đoàn giám sát nhận định: đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao.
Đoàn giám sát nêu rõ các tồn tại, hạn chế, vướng mắc chung và của từng Chương trình như trên, trước hết trách nhiệm thuộc về Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương, mà chủ yếu là các cơ quan chủ chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc), các bộ, ngành liên quan (nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính).
Bên cạnh đó cũng có trách nhiệm thẩm tra, giám sát, đôn đốc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chương trình.
Đoàn giám sát đã đưa ra 4 bài học kinh nghiệm; đồng thời nêu một số kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội, đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, đối với địa phương. 

Từ việc chỉ ra nguyên nhân của các tồn tại, bất cập, Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thành trong năm 2023 rà soát, sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách chưa phù hợp, khó thực hiện thuộc thẩm quyền của Chính phủ để triển khai đầy đủ cơ chế, nguyên tắc, nội dung chính sách trong các Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt Chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình; rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong bộ tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý sớm vốn tồn đọng do giải ngân chậm; có cơ chế đặc thù về vốn thực hiện các Chương trình cho các tỉnh khó khăn miền núi; tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng mức vay hỗ trợ giảm nghèo, nhất là vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo, cận nghèo trên địa bàn nông thôn.

 >>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nói về việc lấy phiếu tín nhiệm:
Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Bỏ phiếu tín nhiệm với trường hợp 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức

Bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm.

Bỏ phiếu tín nhiệm với trường hợp 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức
Chiều 30/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm. Nêu ý kiến thảo luận, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đã giải thích kỹ hơn về hai “nấc” lấy phiếu tín nhiệm" và bỏ phiếu tín nhiệm.
Bo phieu tin nhiem voi truong hop 2/3 tin nhiem thap khong tu tu chuc
 Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. 

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương, có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ); ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội.
VUSTA lay y kien cua tri thuc truoc ky hop thu 6, Quoc hoi khoa XV
 Quang cảnh Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".
Về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA; TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA; ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA.

Kỳ họp thứ 6: Không chất vấn Bộ trưởng theo nhóm lĩnh vực phụ trách

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ không chất vấn theo nhóm lĩnh vực phụ trách của từng Bộ trưởng mà chất vấn chung trách nhiệm của các thành viên Chính phủ.

Kỳ họp thứ 6: Không chất vấn Bộ trưởng theo nhóm lĩnh vực phụ trách
Chiều 19/10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 6: Khong chat van Bo truong theo nhom linh vuc phu trach
 Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tin mới