Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều mất cọc

Ông Thái Minh Giao, Cục phó Cục Thuế TP HCM, xác nhận hai DN trúng đấu giá đất Thủ Thiêm còn lại là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa nộp tiền theo quy định.

Sau hơn nửa năm từ ngày TP.HCM tổ chức đấu giá bốn lô đất ở Thủ Thiêm (10-12-2021), đến nay có thể thấy cả bốn doanh nghiệp (DN) trúng đấu giá đều không thực hiện theo hợp đồng mua đấu giá tài sản ban đầu.

Vu dau gia dat Thu Thiem: Ca 4 doanh nghiep trung dau gia deu mat coc

Toàn cảnh bốn lô đất Thủ Thiêm được đấu giá vào tháng 12-2021. Ảnh: HOÀNG GIANG

Vu dau gia dat Thu Thiem: Ca 4 doanh nghiep trung dau gia deu mat coc-Hinh-2

Cả bốn doanh nghiệp đều lỗi hẹn

Chiều tối 6-7, ông Thái Minh Giao, Cục phó Cục Thuế TP.HCM, xác nhận với chúng tôi hai DN trúng đấu giá đất Thủ Thiêm còn lại là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa nộp tiền theo quy định.

Ngày 6-7 cũng chính là thời hạn cuối để hai DN trên thực hiện nộp đầy đủ số tiền trúng đấu giá hai lô đất là 3.820 tỉ đồng và 4.000 tỉ đồng.

Lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết cục sẽ làm việc với Sở TN&MT về vụ việc này nên tạm thời chưa thể cung cấp thông tin. Trước mắt, theo quy định của ngành thuế, khi quá thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính mà các DN trúng đấu giá không nộp tiền theo quy định thì sẽ bị mất số tiền cọc ban đầu nộp khi tham gia đấu giá. Đối với hai DN Dream Republic và Sheen Mega thì số tiền cọc này tương ứng hơn 115 tỉ đồng và hơn 203 tỉ đồng.

Căn cứ theo quy định, Sở TN&MT sẽ tham mưu cho UBND TP theo hướng chấm dứt hợp đồng bán đấu giá tài sản đất.

Trước đó, tại cuộc đấu giá ngày 10-12-2021, bốn DN gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã trúng đấu giá lô đất 3-12, diện tích 10.059,7 m2 với giá 24.500 tỉ đồng; Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh nhà thương mại Bình Minh trúng lô đất 3-9, diện tích 5.009,1 m2 với giá 5.026 tỉ đồng; Công ty CP Sheen Mega trúng lô đất 3-8, diện tích 8.500 m2 với giá 4.000 tỉ đồng và Công ty CP Dream Repubic trúng lô đất 3-5, diện tích 6.446 m2 với giá 3.820 tỉ đồng.

Đến tháng 2-2022, hai công ty Ngôi Sao Việt và Bình Minh có văn bản xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản, chấp nhận mất khoản cọc 740 tỉ đồng.

Hai DN còn lại mặc dù chưa nộp thêm tiền trong các đợt thanh toán theo quy định song vẫn thể hiện ý chí thực hiện hợp đồng mua tài sản bằng cách đưa ra đề xuất được phân kỳ trả tiền theo từng tháng (kéo dài đến tháng 9-2022); cam kết nộp 100 tỉ đồng vào ngân sách trước ngày 30-4. Tuy nhiên, sau đó cả hai DN đều không thực hiện cam kết.

Theo quy định, nếu hai công ty Dream Republic và Sheen Mega không thực hiện đúng việc nộp tiền sẽ bị mất số tiền đã đặt cọc ban đầu theo hợp đồng đấu giá đất và tiền chậm nộp theo quy định là 0,03%/ngày. Theo khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014, trường hợp người trúng đấu giá không nộp đủ tiền theo đúng yêu cầu thì Sở TN&MT trình UBND TP hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá. Hai DN này sẽ vẫn phải nộp khoản tiền chậm nộp cho đến khi có quyết định của UBND TP hủy kết quả trúng đấu giá.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM

Sẽ xử lý theo hướng hủy kết quả trúng đấu giá

Hồi đầu tháng 1-2022, cơ quan thuế đã ban hành thông báo đến hai DN, trong vòng 30 ngày là thời hạn đóng tiền đợt 1 với 50% tiền sử dụng đất và trong vòng 90 ngày tiếp theo là thời hạn đóng tiền đợt 2 (50% còn lại).

Từ ngày 6-2-2022, cơ quan thuế đã bắt đầu tính tiền chậm nộp theo quy định đối với hai DN này là 0,03%/ngày. Tính đến ngày 30-6, tổng số tiền chậm nộp đã lên đến gần 200 tỉ đồng.

Trả lời báo chí về biện pháp áp dụng khi DN chậm nộp, lãnh đạo Cục Thuế từng cho biết nếu quá 90 ngày, cơ quan thuế sẽ có biện pháp cưỡng chế. Các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng từng bước, từng cấp độ. Biện pháp cao nhất là đề nghị không thực hiện dự án, đề nghị thu hồi dự án.

Trên thực tế, ngày 6-5-2022, Chi cục Thuế TP Thủ Đức cũng đã ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản hai DN do quá hạn đóng tiền. Thế nhưng, tài khoản của cả hai DN này đều… không có tiền.

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ sáu HĐND TP.HCM khóa X vào chiều 6-7, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết: “Hôm nay, hai DN trúng đấu giá đã hết thời hạn 180 ngày để nộp tiền. Hiện Sở TN&MT đang chờ một văn bản chính thức từ Cục Thuế TP. Căn cứ theo quy định, sở sẽ tham mưu cho UBND TP theo hướng chấm dứt hợp đồng bán đấu giá tài sản đất. Liên quan đến tiền đặt cọc hai DN nộp ban đầu khi tham gia đấu giá và các khoản khác liên quan thuộc chức năng xử lý của cơ quan thuế TP”.

Ngoài ra, về bốn lô đất tại Thủ Thiêm đấu giá trong đợt vừa qua, ông Thắng cho biết trong thời gian tới Sở TN&MT sẽ phối hợp, lấy ý kiến các sở, ngành để có một báo cáo cụ thể, tham mưu chi tiết với UBND TP. Trong đó sẽ có đánh giá kỹ lưỡng về việc tổ chức bán đấu giá tài sản đất, đồng thời phân tích các yếu tố về giá cả và phương án đấu giá để phục vụ cho việc tổ chức đấu giá lại các tài sản này trong thời gian tới.•

Ngoài mất cọc, thu tiền thuế chậm nộp bằng cách nào?

Theo Luật Đấu giá tài sản, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế mà người trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá là vi phạm hợp đồng mua bán.

Khi đó, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM sẽ thông báo về việc không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá để Trung tâm Phát triển quỹ đất báo cáo Sở TN&MT trình UBND TP hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.

Về quyền sử dụng hai lô đất đấu giá trên nếu hợp đồng mua bán bị chấm dứt, theo Điều 73 Luật Đấu giá tài sản, các bên sẽ khôi phục tình trạng ban đầu. Như vậy, quyền sử dụng lô đất sẽ được trao trả về Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM quản lý.

Theo một chuyên gia về thuế, theo quy định, ngoài biện pháp phong tỏa tài khoản của DN, Cục Thuế TP.HCM có thể triển khai các biện pháp cưỡng chế khác như khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; ngừng sử dụng hóa đơn; kê biên tài sản, bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ...

Trường hợp DN vẫn chưa nộp đủ, Cục Thuế TP sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa hai DN này với UBND TP là quá thời hạn tối đa 180 ngày, nếu cả hai DN này đều không nộp tiền thì sẽ bị mất tiền đặt cọc.

Cưỡng chế, thu hồi nợ 2 doanh nghiệp chậm nộp tiền sử dụng đất đấu giá ở Thủ Thiêm

Các lý do khó khăn doanh nghiệp nêu đều không thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, chính vì vậy Cục Thuế TP HCM tiếp tục tính tiền chậm nộp cũng như ban hành các quyết định cưỡng chế, thu hồi nợ theo quy định.

Cuong che, thu hoi no 2 doanh nghiep cham nop tien su dung dat dau gia o Thu Thiem

Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM thông tin tại họp báo - Ảnh: VGP/Anh Thơ

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội quý 1 chiều 7/4, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM cho biết, liên quan đến việc nộp tiền sử dụng đất 2 khu đất tại Thủ Thiêm mà 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega đã trúng đấu giá thì đến thời điểm hiện nay, 2 doanh nghiệp này đều chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế và ngân sách Nhà nước.

Bà Hạnh cho biết thêm, sáng ngày 7/4, Cục Thuế TP HCM nhận được 2 văn bản của 2 doanh nghiệp đề nghị cho phân kỳ nộp tiền sử dụng đất theo thông báo, kể từ tháng 4-9/2022, chia làm 6 đợt để nộp.

Tuy nhiên, các lý do khó khăn doanh nghiệp nêu đều không thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Vì vậy, Cục Thuế sẽ tiếp tục tính tiền chậm nộp cũng như ban hành các quyết định cưỡng chế, thu hồi nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Theo kết quả đấu giá ngày 10/12/2021, Công ty cổ phần Dream Republic trúng lô đất số 3-5, diện tích 6,446 m2, phải đóng 3,820 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ với diện tích thực hiện chức năng thương mại dịch vụ. Còn Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8, có diện tích hơn 8,500 m2, phải đóng số tiền 4,000 tỷ đồng sử dụng đất và được miễn nộp lệ phí trước bạ với diện tích đất ở.

Nếu hai công ty này nộp tiền đúng kế hoạch, Cục thuế TP HCM sẽ thu được khoảng 8,000 tỷ đồng.

Ngày 11/2, UBND Thành phố đã ra quyết định hủy kết quả đấu giá lô đất 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt (doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Doanh nghiệp này đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, đồng nghĩa với việc mất khoảng 600 tỷ đồng tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá lô đất 3-12.

Trong khi đó, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh (Công ty Bình Minh) - doanh nghiệp trúng đấu giá lô đất 3-9 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng đã có văn bản chính thức gửi đến các cơ quan chức năng của Thành phố xin không tiếp tục triển khai dự án tại lô đất trên, đồng nghĩa với việc chấp nhận bỏ 140 tỷ đồng tiền cọc.

Theo quy định, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm phải đóng lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất (đợt 1). Trong vòng 90 ngày kể từ khi có thông báo này, các đơn vị trúng đấu giá phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại (đợt 2).

Quá thời hạn 90 ngày, cơ quan thuế sẽ áp dụng một số biện pháp cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Dream Republic và Công ty Cổ phần Sheen Mega. Tuy vậy, do hợp đồng giữa hai công ty này và UBND TP HCM có thời hạn 180 ngày nên phải chờ sau thời hạn này, doanh nghiệp có hay không nộp tiền sử dụng đất và khi đó cơ quan thuế sẽ quyết định

Chủ tịch TP HCM nói về việc đấu giá 4 lô đất ở Thủ Thiêm

(Vietnamdaily) - Theo Chủ tịch UBND TP HCM, sau khi đấu giá các lô đất ở Thủ Thiêm đã bộc lộ những điều mà pháp luật chưa quy định.

Ngày 14/5, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi và tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM đơn vị 9 đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Nhà Bè và quận 7, trước kỳ họp thứ ba, QH khoá XV.

Theo thông tin trên Báo Tiền Phong, tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Nghĩa (quận 7) bức xúc cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang diễn biến phức tạp. Các đại gia, cò đất dùng mọi chiêu trò, thủ đoạn nhằm “bơm bong bóng”, cung cấp nhiều thông tin sai lệch gây nhiễu loạn thị trường, đẩy giá đất tại TP HCM lên cao bất thường.