Cả đời bảo vệ Amazon, "người gác rừng" chết vì mũi tên từ thổ dân

Chuyên gia nghiên cứu và bảo tồn các bộ tộc rừng Amazon, ông Rieli Franciscato đã tử vong vì trúng mũi tên của một nhóm người bản địa.

Suốt 30 năm qua, ông Rieli Franciscato, 59 tuổi, đã chỉ đạo các dự án nghiên cứu và bảo vệ người bản địa tại rừng nhiệt đới Amazon. Trong vài tháng gần đây, ông tiếp tục đi tìm nguyên nhân khiến một nhóm thổ dân mạo hiểm tính mạng để rời nơi sinh sống.
Song hành trình “người gác rừng” Rieli Franciscato đã kết thúc vào hôm 9/9 trong một buổi khảo sát ở bang Rondonia, Brazil. Ông bị trúng mũi tên vào vùng ngực và tử vong khi cố tiếp cận một nhóm thổ dân, tờ New York Times cho biết.
Ca doi bao ve Amazon,
Chuyên gia nghiên cứu và bảo tồn các bộ lạc tại rừng Amazon, ông Rieli Franciscato. Ảnh: Reuters. 
Nhóm chuyên gia khảo sát và các điều tra viên đều cho rằng một thành viên trong bộ lạc bản địa đã bắn mũi tên vào ông Franciscato vì lầm tưởng ông đang xâm phạm lãnh thổ của họ.
Chuyên gia Moises Kampe cho biết đoàn khảo sát đang theo dấu các thổ dân mới xuất hiện tại một ngôi làng gần thị trấn Seringueiras. “Chúng tôi đang cố tìm hiểu đích đến của các thổ dân, đồng thời thu thập dấu vết mà họ để lại”, ông Kampe nói.
Trong buổi khảo sát, ông Kampe đột nhiên nghe thấy tiếng hét kinh hãi của ông Rieli Franciscato. Đây cũng là lúc ông Kampe phát hiện người đồng nghiệp bị trúng một mũi tên dài 1,5 m ở vùng ngực.
“Ông Franciscato kéo mũi tên ra rồi bắt đầu chạy”, Kampe kể lại. “Ông ấy chỉ chạy được khoảng 50 m thì ngã quỵ và nằm bất tỉnh dưới mặt đất”.
Nỗ lực cuối cùng
Ivaneide Cardozo, một nhà hoạt động vì người bản địa ở bang Rondonia, cho biết bà và ông Franciscato từng chia sẻ nhiều trải nghiệm đắt giá trong hành trình bảo vệ rừng. “Các nhóm khai thác gỗ thường đe dọa mạng sống của ông ấy trong khi các bộ lạc lại tưởng ông Franciscato là kẻ xâm nhập”, bà cho biết.
Hồi tháng 6, ông Franciscato biết tin về một nhóm thổ dân xuất hiện ở khu trang trại gần thị trấn Seringueiras. Ông lập tức lên kế hoạch để đưa những người này tới nơi an toàn, đồng thời phòng tránh nguy cơ mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Bà Cardozo nhớ lại lời của người đồng nghiệp: “Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để bảo vệ những người bản địa và ngăn họ tiếp xúc với người dân xung quanh”.
“Ông ấy coi đây là một nhiệm vụ khó khăn”, bà Cardozo cho biết. “Chúng tôi cần nhiều người để theo dõi một bộ lạc trong khu vực rộng lớn như vậy. Song ông Franciscato đã khá đơn độc trong hành trình này”.
Ca doi bao ve Amazon,
 Ông Rieli Franciscato trong một chuyến khảo sát trên sông Purus vào năm 1997. Ảnh: AP.
Ông Franciscato đã làm việc không mệt mỏi để nghiên cứu các nhóm thổ dân. Công việc cũng đòi hỏi ông phải duy trì khoảng cách đủ gần để thu thập manh mối cụ thể như cách di chuyển, chế độ ăn uống hay vũ khí của họ.
Vài ngày sau, ông Franciscato tiếp cận nhóm người bản địa và cố ra hiệu cho họ quay trở về rừng nhiệt đới. Ông tin rằng đây là phương án an toàn nhất trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Brazil.
Dhuliana Pereira, một nhân chứng gần đó, đã nhìn thấy nhóm thổ dân đóng khố và mang theo cung tên: “Chúng tôi hoảng loạn vì không biết họ định làm gì”. Chỉ vài phút sau, cô Pereira nhìn thấy thi thể của ông Franciscato được đặt trên cáng. “Ông ấy bất tỉnh và không có dấu hiệu sống sót”, nhân chứng này nhận xét.
Cuối cùng, kế hoạch và nỗ lực của ông Franciscato đã không được hoàn thành. Chủ tịch của Tổ chức Người da đỏ Quốc gia (FUNAI), ông Marcelo Xavier, miêu tả Franciscato là một công chức mẫu mực: “Ông ấy đã cống hiến hơn 30 năm cuộc đời để bảo vệ cộng đồng người bản địa”.
Người bản địa gặp nguy hiểm
Rừng nhiệt đới Amazon, Brazil, là nơi hàng chục bộ lạc sinh sống tách biệt với phần còn lại của thế giới. Từ những năm 1980, chính phủ nước này đã nỗ lực bảo tồn các bộ lạc và ngăn cản sự can thiệp của nhiều thế lực bên ngoài, bao gồm những người truyền giáo.
Việc đảm bảo cuộc sống an toàn cho các thổ dân là trách nhiệm của Tổ chức Người da đỏ Quốc gia (FUNAI). Đây cũng là cơ quan liên bang nơi ông Rieli Franciscato công tác trong suốt 30 năm.
Trong những năm gần đây, FUNAI phải đối mặt với nhiều thách thức khi con người gia tăng hoạt động khai thác tài nguyên trong rừng Amazon. Bên cạnh đó, chính phủ Brazil cũng chưa nghiêm trị các nhóm buôn gỗ, đào mỏ từng xâm phạm đất sinh sống của các bộ lạc.
Ca doi bao ve Amazon,
 Thổ dân sống trong rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: Dhaka Tribune.
Ủng hộ việc khai thác rừng, Tổng thống Jair Bolsonaro coi vùng đất của người bản địa là trở ngại cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thậm chí ông còn so sánh thổ dân với động vật trong sở thú.
Trước tình hình này, FUNAI liên tục bị cắt giảm ngân sách và buộc phải đóng cửa một vài chi nhánh ở vùng sâu vùng xa. Dù vậy, ông Rieli Franciscato vẫn kiên định và tin rằng cuộc sống của người thổ dân đáng được bảo tồn.
“Ông ấy là một người xuất chúng”, chuyên gia Moises Kampe chia sẻ về đồng nghiệp. “Mọi việc làm của ông ấy đều xuất phát từ niềm mong mỏi được bảo vệ quyền sinh sống của những người thổ dân”.

Bật mí thú vị về rừng mưa Amazon có thể bạn chưa biết

(Kiến Thức) -  Rừng mưa Amazon ở Nam Mỹ là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới với tổng diện tích gấp đôi đất nước Ấn Độ và sản sinh ra gần 20% lượng khí oxy trong khí quyển Trái Đất.

Bat mi thu vi ve rung mua Amazon co the ban chua biet
 Rừng mưa Amazon hay rừng nhiệt đới Amazon ở Nam Mỹ là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, sản sinh ra gần 20% lượng khí oxy trong khí quyển Trái Đất. Ảnh: Forbes.

Hãi hùng cảnh "nhìn đâu cũng chết chóc" vì cháy rừng Amazon

Hình ảnh đáng buồn từ NASA cho thấy lửa cháy trên khắp rừng Amazon, thấy được từ ngoài không gian. Sự xanh tốt, đầy sức sống biến thành những gốc cây trơ trụi, không sự sống.

Hai hung canh
Một bản đồ từ đài quan sát trái đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy các đám cháy rừng Amazon đang diễn ra khắp Nam Mỹ, bao gồm ở Brazil, Bolivia, Peru, Paraguay, Ecuador, Uruguay, bắc Argentina và tây bắc Colombia, và được vệ tinh theo dõi từ ngày 15-22/8. Ảnh: AFP. 
Hai hung canh
 Đám cháy trải dài một vùng rừng rộng lớn ở bang Tocantins, Brazil. Rừng Amazon có diện tích gần bằng 1/2 nước Mỹ, là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hai hung canh
Nhưng số vụ cháy tại "lá phổi" của địa cầu từ đầu năm 2019 tăng 82% so với cùng kỳ năm 2018, theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia nước này (INEP). Đã có 78.383 đám cháy bùng phát ở Brazil trong năm nay, con số kỷ lục kể từ 2013. “Không chỉ là chuyện cháy rừng”, Rosana Villar của tổ chức môi trường Greenpeace nói với CNN. “Đây như một nghĩa địa. Nhìn đâu cũng thấy chết chóc”. Ảnh: AFP. 
Hai hung canh
 Một đám cháy gần đường cao tốc ở thủ phủ Porto Velho của bang Rondonia, thuộc vùng Amazon của Brazil ngày 25/8. Ở đây, nhiều đám cháy đã tiếp diễn trong hơn 24 giờ, thiêu rụi hơn 5 km đất rừng. Ảnh: AP.
Hai hung canh
 Tổng thống Jair Bolsonaro đã điều quân đội đến chữa cháy ngày 23/8, sau phản ứng bất bình của quốc tế về thảm họa này. Các chuyên gia nói việc chặt phá rừng lấy đất chăn nuôi gia súc đã làm trầm trọng tình hình. Khi tranh cử, ông Bolsonaro đã hứa sẽ vực dậy nền kinh tế quốc gia bằng cách khai phá tiềm năng kinh tế tại Amazon. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
Một cuộc biểu tình phản đối ông Bolsonaro ở Pháp, nước chủ nhà hội nghị G7 cuối tuần qua. Các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố trên khắp Brazil và trên thế giới, phẫn nộ trước chính sách nới lỏng quy định để cho các công ty khai mỏ và nông nghiệp chặt phá rừng. Ảnh: AFP. 
Hai hung canh
 44.000 lính đã bắt đầu được điều tới chiến đấu với những đám cháy ở vùng Amazon khổng lồ. Theo INEP, các ngọn lửa đang nuốt chửng rừng Amazon với tốc độ 1,5 sân bóng đá mỗi phút. Ông Bolsonaro đã đổ lỗi nạn cháy rừng cho truyền thông, thời tiết, thậm chí cáo buộc các tổ chức NGO là thủ phạm, đưa ra các thuyết âm mưu mà không có bằng chứng trên truyền thông quốc gia. Ảnh: Bloomberg.
Hai hung canh
 Một tình nguyện viên đang cố gắng dập lửa ở phía đông Bolivia ngày 25/8. Chính sách ủng hộ doanh nghiệp của tổng thống Brazil đã cổ xúy nông dân, thợ mỏ và lâm tặc tiến sâu hơn vào các cánh rừng Amazon, theo Carlos Rittl, Tổng thư ký tổ chức Đài quan sát Khí hậu. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
 Một chiếc Hercules C-130 của Không quân Brazil đang thả nước để chữa cháy ở bang Rondonia, Brazil, ngày 25/8. Trong gần 50 năm qua, gần 1/5 diện tích rừng Amazon (hơn 770.000 km2) - bể chứa carbon lớn thứ hai Trái Đất chỉ sau các đại dương - đã bị đốn hạ và thiêu rụi ở Brazil. Ảnh: Không quân Brazil.
Hai hung canh
 Khói phủ kín bầu trời một cánh rừng, nhìn từ trên cao. Theo các nhà khí tượng Brazil, các đám cháy hiện tại ở Amazon lớn đến mức khói đen từ rừng rậm đã lan tận Sao Paulo cách hơn 2.700 km. Khói bụi che lấp ánh nắng giữa trưa, khiến bầu trời thành phố ngày 20/8 bỗng dưng sập tối, biến ngày thành đêm. Ảnh: Reuters.
Hai hung canh
  Khói phủ kín một cánh rừng ở thị trấn Altamira, bang Para, Brazil ngày 23/8. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
Đàn gia súc di chuyển lánh nạn trong khi thửa rừng bên cạnh đang cháy âm ỉ ở vùng Alvorada da Amazonia thuộc bang Para, Brazil ngày 25/8. Những cánh rừng nguyên sinh Amazon mang ý nghĩa sống còn trong nỗ lực giảm tốc độ nóng lên toàn cầu. Đó cũng là mái nhà của vô số các loài động vật và thực vật mà các nhà khoa học thậm chí còn chưa đặt tên hết. Ảnh: AP.
Hai hung canh
 Từng xanh tốt và đầy sức sống, nhiều diện tích rừng Amazon giờ đây đã trơ trụi đến mức không thể nhận ra. Đây là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu loài thực vật và động vật cùng 1 triệu người bản địa, thuộc 400-500 bộ lạc, trong đó khoảng 50 bộ lạc chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
 Một khu rừng bị thiêu rụi ở bang Para, Brazil ngày 25/8. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
 Một con rắn chết cháy ở Porto Velho, tại một thửa rừng đã bị chặt phá bởi những người khai thác gỗ và nông dân. Ảnh: Reuters. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Tin mới