Cả đời này, vợ chồng chính là ân nhân của nhau!

Cuộc đời con người bôn ba khắp nơi nhưng cuối cùng thành công lớn nhất không nằm ngoài cuộc hôn nhân mỹ mãn sao?

Cả đời này, vợ chồng chính là ân nhân của nhau!
Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái.
“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.
Theo Phật giáo giảng, để có thể trở thành vợ chồng kiếp này của nhau, cả hai đều phải có duyên tiền định, tức là có mối quan hệ nhân duyên từ các đời trước trong sự tái sinh luân hồi của con người.
Ca doi nay, vo chong chinh la an nhan cua nhau!
Vợ chồng gặp được nhau là duyên nợ. 
Duyên nợ vợ chồng kiếp này có được nhờ mối quan hệ nhân quả từ các đời trước mang đến cho đời này.
Nếu vợ chồng bạn sống bình yên bên nhau, hẳn là các kiếp trước hai bạn có thiện duyên với nhau, người này đã làm những việc tốt cho người kia và ngược lại. Nếu vợ chồng bạn đời này thường xuyên xung đột với nhau, người chồng hay lấn át, bắt nạt vợ hoặc ngược lại, thì đó là do trong kiếp trước một trong hai bạn đã gây ác duyên với người kia, và đến kiếp này thì hoán đổi lại.
Tình cảm lớn nhất của một người là tình cảm vợ chồng, và sự kết nối ý nghĩa nhất cũng chính là sợi dây kết nối giữa vợ và chồng.
Lòng khoan dung vô bờ bến nhất là lòng khoan dung mà vợ chồng dành cho nhau; sự nhường nhịn ân cần nhất cũng là sự nhường nhịn giữa hai vợ chồng; và sự quan tâm không thể thiếu của một người cũng chính là sự quan tâm giữa vợ và chồng.
Người ta ví hôn nhân giống như một tách trà. Khi vợ chồng êm ấm thuận hòa thì tách trà mang vị ngọt, khi bền lòng vượt qua bão tố thì tách trà nồng đượm hương thơm… Ngay cả những tách trà đắng thì cuối cùng vẫn để lại vị ngọt trên môi. Khi vợ chồng cùng nắm tay bước đến cuối con đường, thì hết thảy những khổ đau trong đời đều tỏa ra hương vị!
Sau khi kết hôn, vì những điều vụn vặt trong cuộc sống mà vợ chồng không thể tránh khỏi ma sát hay va chạm. Khi chung sống lâu dài, người chồng có thể thấy vợ mình không còn xinh đẹp bằng những cô gái khác, còn người vợ cũng nhận ra rằng chồng mình không còn lịch lãm như xưa… Cũng có một số người, khi đã có trong tay tiền tài và địa vị sẽ đi tìm cho mình một bến đỗ mới mẻ hơn. Nhưng bạn đã bao giờ nhìn lại? Vợ mình khi xưa cũng là cô gái xinh đẹp trẻ trung, nhưng vì toàn tâm toàn ý với gia đình mới trở thành đóa hoa tàn úa?
Là người chồng, đừng bao giờ hỏi dáng vẻ yểu điệu thục nữ của vợ mình đã đi đâu mất? Xin hãy quay đầu nhìn về phía các con, bởi vì cô ấy giờ đây đã là mẹ của các con mình rồi!
Là người chồng, cũng xin đừng bao giờ hỏi dung nhan xinh đẹp của vợ khi xưa đã đi đâu mất? Là bởi vì cô ấy đã dốc sức chăm lo cho gia đình để bạn yên tâm gây dựng sự nghiệp lâu dài!
Là người chồng, xin đừng trách vợ tại sao không thích đi dạo phố như xưa? Tại sao không thường xuyên mua quần áo đẹp như xưa? Cũng đừng trách cô ấy vì sao không được gọn gàng, chỉnh tề như thuở còn hò hẹn? Đó là bởi vì người vợ giờ đây đã là người phụ nữ toàn tâm toàn ý cho chồng, cho con, cho gia đình, không còn thời gian cho bản thân nhiều như xưa nữa!
ột người vợ tốt luôn vì gia đình, vì người chồng mà cam tâm tình nguyện làm hết thảy, không cần báo đáp. Đó chẳng phải là vì người chồng chính là người mà cô ấy yêu nhất trên đời, là người cô ấy coi trọng nhất hay sao?
Người vợ, người chồng luôn là người mà đêm khuya nóng ruột chờ đợi khi bạn chưa trở về, là người không ghét bỏ và rời xa khi bạn nghèo khó, luôn lặng lẽ ở bên bạn, cổ vũ khích lệ bạn, hỗ trợ bạn cho đến khi công thành danh toại. Khi bạn sinh bệnh, họ sẽ là người thời thời khắc khắc ở bên để chăm sóc bạn không quản ngày đêm. Đó chẳng phải đã đủ là ân nhân của nhau rồi sao?
Người vợ là con thuyền mang đến sự ấm áp cho chồng. Người chồng là bến cảng mang đến sự bình an cho vợ. Cho nên, bất kể một loại tình cảm nam nữ nào khác trên thế gian này đều không thể so sánh được với tình cảm giữa vợ và chồng!
Hãy luôn yêu thương và trân quý người vợ, người chồng của mình, hãy cho họ một khoảng không gian và thời gian, đừng xem nhẹ hết thảy những gì họ đã làm cho bạn! Yêu thương là phải trân quý, đừng để đến khi mất đi mới nhận ra những điều tốt đẹp của họ, lúc ấy hối hận cũng đã muộn màng!
Mời quý độc giả xem video Phật dạy điều xóa phiền muộn (nguồn Youtube):

Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào cho đúng?

(Kiến Thức) - Tết Trung Thu là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu.

Sắm lễ, cúng Tết Trung Thu thế nào cho đúng?
Tết Trung Thu (Tết Trông Trăng) là phong tục thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, báo hiếu, biết ơn, tình thân hữu, đoàn tụ và của thương yêu. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn lồng, kết hoa rước đèn cù, ngắm trăng… và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.

Mãn nhãn kiến trúc tinh xảo của Thánh thất Sài Gòn

(Kiến Thức) - Thánh thất Sài Gòn được xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, là một trong những công trình tôn giáo lớn và quan trọng của đạo Cao Đài.

Mãn nhãn kiến trúc tinh xảo của Thánh thất Sài Gòn
Man nhan kien truc tinh xao cua Thanh that Sai Gon
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Thánh thất Sài Gòn là một trong những công trình tôn giáo lớn và quan trọng của đạo Cao Đài.

Cõi Cực lạc có vĩnh hằng?

HỎI: Xin được hỏi, Phật Thích Ca dạy vạn pháp vô thường. Vậy việc tồn tại một cõi Cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của Phật Thích Ca?

Cõi Cực lạc có vĩnh hằng?
HỎI: Xin được hỏi, Phật Thích Ca dạy vạn pháp vô thường. Vậy việc tồn tại một cõi Cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của Phật Thích Ca?

Tin mới