Cả nước có khoảng 300/4.000 cơ sở sản xuất TPCN áp dụng GMP

(Kiến Thức) - Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay cả nước có khoảng trên dưới 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên chỉ có khoảng 300 cơ sở được áp dụng tiêu chuẩn GMP.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ của Cục này thì cả nước đang có trên dưới 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như áp dụng tiêu chuẩn GMP (chứng nhận đạt yêu cầu sản xuất tốt) thì chỉ ước tính khoảng hơn 300 cơ sở.
Ca nuoc co khoang 300/4.000 co so san xuat TPCN ap dung GMP
PGS. TS. Nguyễn Thanh Phong Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
"Cũng có nhiều câu hỏi đặt ra, nếu như chúng ta áp dụng tiêu chuẩn GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe liệu các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến thị trường thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hay không? Chúng tôi khẳng định rằng, chúng ta không lo thiếu thực phẩm chức năng. Ngược lại là chúng ta lo làm sao không đủ thực phẩm chức năng tốt, thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng phải giảm bớt đi", ông Phong cho hay.
Theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, nếu không quy định các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng GMP, thì chính các cơ sở được áp dụng GMP cũng chưa sản xuất hết công suất.
"Có 3 yếu tố rất quan trọng để một cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt tiêu chuẩn GMP đó là: Cơ sở vật chất; Yếu tố con người (bắt buộc chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất phải có trình độ từ Đại học trở lên đối với lĩnh vực chuyên ngành mà mình đang sản xuất đối với sản phẩm); Hồ sơ sổ sách và hệ thống kiểm nghiệm...", ông Phong cho biết thêm.
Trước đó, ngày 22/7 Cục An toàn thực phẩm đã trao giấy chứng nhận đạt yêu cầu sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Công ty Cổ phần dược Gia Nguyễn (khu Công nghiệp Yên Phong, xã Đông phong, huyện Yên Phong, Bắc Ninh).
Nhấn mạnh tại buổi lễ, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong khẳng định: "Ngay bây giờ những nhà máy được cấp tiêu chuẩn GMP, thì chắc chắn các sản phẩm sản xuất tại đây sẽ đạt tiêu chuẩn tốt hơn. Hy vọng, với tốc độ như thế này và lộ trình như vậy đến tháng 7/2019 chất lượng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ tốt hơn hiện nay".

Bộ Y tế đề xuất cắt giảm thủ hành chính thuộc lĩnh vực ATTP

Bộ Y tế đang đề xuất cắt giảm 36 trên tổng số 263 điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế quản lý.

Chiều 15/11, Bộ Y tế tổ chức buổi gặp mặt báo chí thông tin về đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP).

An toàn thực phẩm: Câu chuyện dài chưa hồi kết

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề nóng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhiều cơ quan ban ngành cùng vào cuộc nhưng câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.

Tăng cường kiểm tra để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe nhân dân
Tăng cường kiểm tra để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe nhân dân
Hà Nội lập mô hình tương tự “tổ liên ngành 141” để kiểm tra, xử lý quyết liệt với hành vi mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP). Còn TP HCM có cơ quan độc lập chuyên nghiệp quản lý ATTP nhằm kiểm soát, đảm bảo ATTP cho người dân. Những động thái cương quyết, trách nhiệm này của hai đầu tầu kinh tế đã hé mở lời giải cho bài toán khó về ATTP khiến người dân bất an bấy lâu. Thế nhưng thực tế cho thấy không phải cứ có cơ quan chuyên trách quản ATTP thì mọi chuyện sẽ đi vào quỹ đạo.

Tin mới